Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Hiện thực hóa trường học hạnh phúc trong năm học mới

Tạp Chí Giáo Dục

Xây dng trưng hc hnh phúc là mt trong nhng nhim v trng tâm đưc ngành giáo dc TP.HCM đt ra trong năm hc 2023-2024, nhm nâng cao hơn na cht lưng GD-ĐT, góp phn thc hin hiu qu đi mi giáo dc.


Năm hc 2023-2024, xây dng trưng hc hnh phúc là nhim v trng tâm trong mi nhà trưng trên đa bàn TP.HCM

Kiến to trưng hc hnh phúc t lp hc hnh phúc

Thầy Nguyễn Minh Tâm (giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6) chia sẻ, trường học hạnh phúc là nơi học sinh và cán bộ, giáo viên được an toàn, tôn trọng, yêu thương, làm việc bằng sự tự nguyện, trách nhiệm, nghĩa vụ. Việc xây dựng trường học hạnh phúc được kiến tạo từ chính mỗi lớp học hạnh phúc. Mà kiến tạo lớp học hạnh phúc lại khởi nguồn từ mỗi giáo viên. “Có 4 yếu tố kiến tạo lớp học hạnh phúc, gồm: giáo viên, học sinh có cảm xúc tích cực, có ý thức hợp tác, điều kiện làm việc tốt; giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, phương pháp dạy học hấp dẫn, ứng xử công bằng; học sinh được tự do sáng tạo, được công nhận giá trị của bản thân; lãnh đạo nhà trường có tầm nhìn. Để có thể kiến tạo nên những giá trị này, ngay từ đầu năm học, tôi quán triệt các giá trị về an toàn, tôn trọng, đoàn kết, vui vẻ, tiết kiệm đến học sinh. Giáo viên chủ nhiệm tôn trọng học sinh, cho học sinh nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. Tất cả các hoạt động giáo dục trong lớp đều có sự định hướng. Lớp học được dựng bằng tình yêu thương, giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh, tạo động lực và niềm vui cho học sinh”, thầy Tâm bày tỏ.

Theo thầy Tâm, mong ước được hạnh phúc khi đến trường là cực kỳ quan trọng với học sinh vì các em dành thời gian rất nhiều ở trường. Hơn lúc nào hết, mỗi giáo viên, nhà trường cần kiến tạo trường học hạnh phúc để trường học thực sự trở thành “thiên đường” cho học sinh.

Bàn về trường học hạnh phúc, một giáo viên THCS ở Q.1 chia sẻ, để trường học thực sự trở thành “thiên đường” của người dạy, người học thì phụ thuộc rất nhiều vào hiệu trưởng nhà trường. Hiệu trưởng phải quyết liệt làm, làm bằng trách nhiệm mong muốn xây dựng trường học hạnh phúc thì mới kéo theo từng cá nhân, chủ thể trong trường cùng làm. Sự quyết liệt ở đây khi xây dựng trường học hạnh phúc phải làm sao tạo ra tinh thần tự nguyện, để cùng thấu hiểu, chia sẻ, đồng hành chứ không phải là áp đặt thi đua, bởi thi đua sẽ tạo ra áp lực. “Để có trường học hạnh phúc thì mỗi lớp học phải hạnh phúc. Để mỗi lớp học hạnh phúc thì chính giáo viên, học sinh trong lớp phải hạnh phúc. Muốn được như vậy, giáo viên phải được chủ động hơn trong sáng tạo giờ dạy, tạo điều kiện nhiều hơn nữa để đổi mới. Điều này đòi hỏi sự đồng hành, chia sẻ của không chỉ cán bộ quản lý nhà trường mà còn là phụ huynh, hướng đến quyền lợi của học sinh trong từng giờ học”, giáo viên này bày tỏ.                                                                                 

Bà Trần Hải Yến (Phó Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM) cho rằng, để có trường học hạnh phúc thì thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc. Để thầy cô hạnh phúc thì trước hết thầy cô phải có cuộc sống hạnh phúc, giải quyết được những yêu cầu về cơm-áo-gạo-tiền. “Như thế, để thầy cô hạnh phúc, ngành giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến thu nhập của giáo viên, từ tiền lương cho đến thu nhập tăng thêm chính đáng từ chuyên môn. Xã hội không nên quá khắt khe với việc dạy thêm của giáo viên nếu đó là nhu cầu chính đáng của học sinh”, bà Yến nêu.


Đ xây dng trưng hc hnh phúc rt cn s đng hành ca ph huynh hc sinh

Theo bà Yến, người mang lại hạnh phúc cho học sinh là giáo viên. Còn người mang lại hạnh phúc cho giáo viên là ban giám hiệu nhà trường, là quản lý ngành giáo dục. Nói vậy để thấy rằng xây dựng trường học hạnh phúc cần bắt đầu từ những điều đơn giản nhất. Đó là quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ lãnh đạo tốt, ban giám hiệu nhà trường tốt, nhà quản lý giáo dục tốt, quan tâm giáo viên, học sinh từ những điều nhỏ nhất. “Việc nhà trường có thể bắt đầu làm ngay là quan tâm đến nhà vệ sinh, không có nhà vệ sinh bẩn, để làm sao các em cảm thấy thoải mái khi có nhu cầu vệ sinh ở trường. Đó là việc sắp xếp chỗ ngồi có thể bố trí xen kẽ nam và nữ để có môi trường học đường rạng rỡ hơn…”, bà Yến gợi ý.

Mun xây dng trưng hc hnh phúc thì nhà trưng phi xây dng đưc mi quan h tt đp

Chia sẻ về yếu tố cốt lõi của một trường học hạnh phúc, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho hay, để xây dựng trường học hạnh phúc thì nhà trường phải xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp. Với học sinh, các em cần có bạn bè vui vẻ, được thầy cô lắng nghe, chia sẻ, đối xử công bằng. Với thầy cô, đó là mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, với lãnh đạo, với học sinh, phụ huynh… Mỗi học sinh có một thiên hướng khác nhau, nhà trường, thầy cô không “khoác đồng phục” trong phương pháp dạy, phương pháp đánh giá. Thay vào đó cần tạo nhiều kênh để học sinh được chia sẻ, thể hiện bản thân, tạo điều kiện để các em phát huy năng lực, sở thích. Gia đình, nhà trường cũng cần phải đồng hành, hỗ trợ để các em có điều kiện phát huy được năng lực này. “Đến trường được giao tiếp sẽ tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, mà mối quan hệ tốt đẹp sẽ triệt tiêu những bạo lực học đường, tấn công mạng xã hội, cô lập bạn bè… Nếu có mối quan hệ tốt đẹp, thay vì tự giải quyết một mình, các em sẽ chia sẻ với bạn bè, thầy cô, gia đình để được hỗ trợ”, ông Hiếu nói.

Đặc biệt, trong khen thưởng học sinh, ông Hiếu nêu rõ nhà trường không chỉ khen những học sinh có thành tích học tập cao mà cần vinh danh thêm những học sinh có hành vi tốt, ứng xử đẹp với bạn bè, mọi người xung quanh, biết chia sẻ khó khăn với bạn bè. Mỗi học sinh đều mong muốn được thể hiện bản thân, phát huy các tố chất, năng lực của mình, khi được ghi nhận kịp thời với các em đó là hạnh phúc.

Trong hành trình xây dựng trường học hạnh phúc, ông Hiếu nhấn mạnh rất cần sự chia sẻ, thấu hiểu, nỗ lực của tất cả các thành viên nhà trường, để cùng mang đến hạnh phúc cho học sinh. Trong đó, phụ huynh đóng vai trò rất lớn, hỗ trợ với nhà trường. Phụ huynh không nên yêu cầu cao về con mình, mà hãy luôn hỏi các em rằng đến trường có vui không, có hạnh phúc không, lắng nghe con mình chia sẻ để đồng hành…

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)