Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhóm họa sĩ Ba Cái Bông “Rong chơi miền nhớ”

Tạp Chí Giáo Dục

Nhóm ha sĩ Ba Cái Bông gm Đng Th Dương, Liêu Nguyn Hưng Dương, Nguyn Anh Đào va thc hin thành công trin lãm “Rong chơi min nh” ti Hi M thut TP.HCM. Vi hơn 60 tác phm đưc trưng bày, nhóm đã đưc gii m điu đón nhn nng nhit.


Nhóm ha sĩ Ba Cái Bông trong chuyến đi giao lưu quc tế  ti Pháp

Nhóm ha sĩ Ba Cái Bông là ai?

Nhóm họa sĩ Ba Cái Bông bật mí lấy tên triển lãm là “Rong chơi miền nhớ” vì: “Mỗi bông hoa là một thế giới, một màu sắc, một phong cách hội họa riêng. Với thông điệp đó và dựa trên tên thật, cũng như bút danh của mỗi họa sĩ, chúng tôi đã thống nhất đặt tên nhóm chúng tôi là Ba Cái Bông: Đặng Thị Dương (hoa water lily), Liêu Nguyễn Hướng Dương (hoa hướng dương), Nguyễn Anh Đào (hoa anh đào)…”.

Đầu tiên là họa sĩ – nhà giáo ưu tú Ðặng Thị Dương – nguyên là giảng viên Trường Ðại học Mỹ thuật TP.HCM. “Hành trình sáng tác của nữ họa sĩ – cô giáo Ðặng Thị Dương âm thầm như con suối mát, song song với sự nghiệp giáo dục mà cô đã dành trọn cuộc đời cống hiến. Các tác phẩm được sáng tác trong quá trình giảng dạy đã tham gia hơn trăm triển lãm trong và ngoài nước. Dòng suối sáng tạo về sau càng rộng dòng chảy khi họa sĩ có được khoảng không gian và thời gian cho tâm hồn nghệ sĩ của mình” – họa sĩ Trần Thanh Cảnh nhận xét.

Minh chứng cho điều đó là những hành trình không mỏi với rất nhiều triển lãm quốc tế có sự góp mặt của nữ họa sĩ. Còn tại quê nhà, tranh bà đã nằm trong các bảo tàng như: Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam…


Tác phm ca ha sĩ Đng Th Dương

Họa sĩ Đặng Thị Dương chia sẻ: “Từ những năm học ở bậc tiểu học, trung học, tôi đã say mê vẽ. Thế nhưng mãi đến sau năm 1975, tôi mới thi và đậu vào Đại học Mỹ thuật TP.HCM, chính thức đi theo con đường nghệ thuật mà bản thân hằng mơ ước. Rồi những năm miệt mài trong nghiên cứu bảo vệ thạc sĩ nghệ thuật cũng rất bổ ích cho việc sáng tác, say mê tìm tòi những kỹ thuật chất liệu nâng cao tay nghề. Tình yêu thiên nhiên đã cuốn hút tôi vào những mảng đề tài yêu thích, và những bức tranh nồng nàn hơi thở cuộc sống đã được sinh ra từ những chuyến đi trải nghiệm cuộc sống đầy thú vị. Hai khả năng dạy học và sáng tạo nghệ thuật luôn song hành trong tôi”.

Tiếp theo là họa sĩ Nguyễn Anh Đào. Học hết phổ thông, cô chọn con đường sư phạm, ngành sư phạm mỹ thuật, bởi đơn giản là vừa “không tốn học phí, sẽ đỡ gánh nặng cho gia đình”. Năm 2008, lần đầu tiên tranh của Anh Đào được triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Năm 2011, niềm vui lớn khi cô chính thức trở thành hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM. Một lần xem tranh của cô, họa sĩ Mai Trực nhận xét: “Màu tranh của em rất hợp với sơn mài. Hay là thử xem”. Thế là cô học thêm kỹ thuật sơn mài từ các họa sĩ Mai Trực, Nguyễn Lâm, Lê Xuân Chiểu… đến các thầy dạy ở Đại học Mỹ thuật TP.HCM. Duyên nợ với sơn mài cũng bắt đầu từ đó.


Tác phm ca ha sĩ Nguyn Anh Đào

Năm 2012, lần đầu tiên tranh Anh Đào được triển lãm tại một gallery ở Singapore. Cũng năm đó, tại triển lãm Họa sĩ nữ quốc tế (Việt Nam đăng cai, diễn ra tại TP.HCM), Anh Đào là một trong 3 gương mặt nữ được chú ý. Chọn mua tranh của cô là một nhà sưu tập quốc tế đến từ Hồng Kông (Trung Quốc), mua một lúc gần 20 bức tranh, treo trang trọng trong một biệt thự tại TP.HCM.

“Tôi được là chính mình khi đến với hội họa, được vẽ tranh như mình yêu thích, kiếm sống được bằng nghề, đi được nhiều nơi. Sắp 40 tuổi, nhưng tôi nghĩ mình vẫn mới bắt đầu”, họa sĩ Anh Đào tâm sự.

Cuối cùng là họa sĩ Liêu Nguyễn Hướng Dương (sinh 1975) là một trong vài họa sĩ bán tranh nhiều nhất tại Việt Nam. Anh chia sẻ: “Đối với tôi vẽ là niềm yêu thích. Tôi có thể chơi với màu sắc cả ngày mà không hề chán. Chỉ có làm họa sĩ mới có thể tạo cho bản thân nhiều hứng khởi và đam mê trong sáng tạo. Tìm ra được một phong cách khác biệt phù hợp với tâm hồn mình vốn là một điều hạnh phúc, nhưng khi được mọi người yêu thích và công nhận thì đó lại là một niềm hạnh phúc lớn lao hơn trong nghề nghiệp. Đối với tôi khi vẽ mà đạt đến trạng thái xuất thần là điều tôi mong muốn nhất. Tôi là một họa sĩ thích làm việc theo cảm tính, cảm xúc và sự rung động, nên tôi để mọi thứ cứ thuận theo tự nhiên, xuôi theo dòng cảm xúc và những suy tư bất chợt của mình, nên chưa có kế hoạch gì cụ thể trong tương lai cả. Đối với tôi cảm xúc, sự rung cảm khi vẽ là điều khá quan trọng. Nuôi dưỡng cảm xúc để cảm hứng thăng hoa trong tác phẩm là điều tôi thật sự mong muốn…”.

Trin lãm “Rong chơi min nh

Ở triển lãm này, nhóm họa sĩ Ba Cái Bông muốn gửi đến người thưởng lãm một chút hương sắc của mỗi tác giả bằng các tác phẩm hội họa, mà mỗi họa sĩ đều mang một màu sắc, một cá tính, một con đường hội họa riêng. Cho dù mỗi họa sĩ với phong cách vẽ khác nhau, nhưng luôn hiện diện trong tác phẩm của mình chính là tình yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống. Thiên nhiên, con người, vũ trụ luôn là nguồn cảm hứng vô tận để ba họa sĩ say mê sáng tạo, vẽ nên những bức tranh đầy tâm huyết để góp phần làm đẹp cho đời. Triển lãm lần này cũng là kỷ niệm, là kết quả của nhân duyên hội ngộ, đã gắn kết ba họa sĩ có những chuyến đi giao lưu triển lãm quốc tế và sáng tác cùng với nhau trong vài năm trở lại đây.


Tác phm ca ha sĩ Liêu Nguyn Hưng Dương

Họa sĩ – nhà giáo ưu tú Ðặng Thị Dương đại diện nhóm cho biết: “Triển lãm trưng bày hơn 60 tác phẩm của ba họa sĩ, gồm các chất liệu sơn dầu, sơn mài, acrylic, màu nước… Các tác phẩm là thành quả của những chuyến đi giao lưu quốc tế Pháp, Ấn Độ, Mông Cổ và trại sáng tác hàng năm ở Việt Nam do Hội Mỹ thuật TP.HCM tổ chức. Chúng tôi đã cùng nhau trải nghiệm, vui chơi qua những miền đất xinh đẹp và các nền văn hóa độc đáo. Những vùng đất mới mẻ, tuyệt vời đó đã để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng và là hành trang kỷ niệm đầy ắp cảm xúc để đi cùng năm tháng. Chúng là chất liệu để các họa sĩ vẽ nên những bức tranh muôn vàn sắc thái.

Trong triển lãm của Ba Cái Bông lần này, chúng tôi cũng muốn đánh dấu một chặng đường sáng tạo say mê và nhiệt huyết của mỗi cá nhân. Mặc dù, mỗi người là một con đường hội họa riêng, phong cách khác biệt, nhưng tựu chung lại là sự đồng cảm, đồng điệu, cùng nhau tạo nên cái đẹp, tạo nên nguồn cảm hứng, động lực để khích lệ nhau trên con đường sáng tạo nghệ thuật”.

Lý Đi

Bình luận (0)