Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lặng lẽ lên ngàn vì học trò

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc nhiu la chn, các giáo viên bit phái vn lng l đt bút ký tên mình vào t đơn tình nguyn li vi hc trò vùng cao, dù nhim v luân chuyn giáo viên ca h đã hoàn thành.


S GD-ĐT Qung Tr gp mt, đng viên nhng giáo viên tình nguyn lên vùng cao

1.Đầu năm học 2023-2024, thầy giáo Đỗ Văn Kiện, giáo viên môn toán thay vì về xuôi, thầy viết đơn tình nguyện tiếp tục ở lại giảng dạy cho học trò Trường THPT Hướng Phùng (huyện vùng cao Hướng Hóa, Quảng Trị). Một năm trước, khi từ Trường THPT Vĩnh Định (huyện Hải Lăng) nhận nhiệm vụ luân chuyển lên vùng cao, đến với học trò dưới chân đèo Sa Mù này, thầy Kiện không nghĩ mình sẽ ở lại. Nhà cách trường cả trăm cây số, đến với Hướng Phùng, thầy Kiện bắt đầu quay ngược lại cuộc sống như thời… sinh viên với việc ở nhà công vụ cùng đồng nghiệp, cũng lo toan từng buổi chợ, nấu từng bữa ăn.

Trường THPT Hướng Phùng nằm bên chân đèo Sa Mù. Học trò đa số là con em đồng bào thiểu số đến từ các bản làng xa, nhiều học sinh phải ở trọ để được đến trường. Thương học trò, hoàn thành nhiệm vụ thầy Kiện không trở về. Thầy viết đơn tình nguyện ở lại. “Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của thầy Kiện, hiểu những vất vả của giáo viên xa nhà như thầy Kiện nên nhà trường sắp xếp thời khóa biểu một cách hợp lý nhất để cuối tuần thầy Kiện có thể về thăm nhà”, thầy Nguyễn Hữu Thịnh, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

2. Cũng là giáo viên giảng dạy môn vật lý tại Trường THPT Vĩnh Định (huyện Hải Lăng), thầy Võ Văn Tuấn lên với học trò Trường THPT A Túc (huyện Hướng Hóa) từ năm trước. Kết thúc năm học, thầy quyết định ở lại. “Nếu mình trở về thì các thầy cô khác sẽ lại lên, nhưng ở đây mình đã giảng dạy, hướng dẫn các em học sinh một năm rồi, ít nhiều mình nắm bắt được tâm tư học trò và biết được năng lực từng em để có định hướng cụ thể giúp các em thu nạp kiến thức. Thương các em còn lắm khó khăn, phần khác mình nghĩ, các đồng nghiệp đang ngày đêm cắm bản nơi này thực sự là những tấm gương vượt khó. Mình muốn ở lại để san sẻ phần nào khó khăn với các đồng nghiệp “cắm bản””, thầy Tuấn nói.

Trường THPT A Túc còn nhiều khó khăn. Khó nhất là nguồn nước sạch sinh hoạt. Mùa khô, những thầy cô ở nhà công vụ đều phải mua nước sạch để nấu nướng. Đường từ trường về nhà xa hơn 100km, chặng đường từ A Túc ra đến thị trấn Khe Sanh nhiều nơi nhà dân thưa thớt, bốn bề núi rừng. Thầy Tuấn kể, nhiều bữa đang đi đường thì xe thủng săm, xẹp lốp, đành chạy càn đi tìm quán sửa xe. Những lần như thế phải thay hẳn săm, có khi còn thay luôn cả lốp để đảm bảo an toàn. Vào mùa mưa lũ, việc về thăm nhà càng khó khăn hơn, mưa rừng chưa tới một tiếng đồng hồ đôi khi đã làm ngập sâu cả đoạn đường về, đành ở lại đợi trời nắng ráo.


Hc sinh Trưng THPT Hưng Phùng trong mt hot đng ngoi khóa v bo v ch quyn biên gii quc gia

Có đến vi vùng cao mt ln, cùng hc trò chân đt băng rng đến lp t sm tinh mơ, ăn cùng thy cô giáo mt ba cơm rau rng c sui, lng nhìn h mit mài bên trang giáo án đêm khuya, gia tiếng sương rơi lp đp và tiếng chim cô đc vng lên t vách núi, bìa rng mi thu hết nhng khó khăn ca nhng ngưi gieo ch. Cm phc hơn tm lòng ngư li!

Còn với thầy giáo Lê Văn Tuấn, giáo viên dạy môn toán tình nguyện ở lại với Trường THPT Đakrông số 2 (huyện Đakrông), hành trình đến trường với thầy luôn được chuẩn bị chu đáo nhất. Nhà ở huyện Cam Lộ, mỗi ngày thầy vượt chặng đường ngót 50km đến trường và cũng chừng ấy quãng đường về nhà. Hôm nào mưa, thầy thức dậy từ rất sớm, gói ghém giáo án, máy tính, quần áo dự phòng vào túi nilon thật cẩn thận để phòng trên đường đi mưa lớn làm ướt. Lên với học trò vùng cao, để các em nắm được bài, thầy Tuấn phải điều chỉnh nhịp độ tiết dạy chậm hơn, lấy nhiều ví dụ thật cụ thể và tổ chức nhiều hoạt động lấy ví dụ minh họa. Vất vả hơn nhiều lần nhưng thầy vui khi học trò hiểu bài giảng.

3. Cũng như nhiều ngôi trường vùng cao khác, học sinh theo học tại Trường THPT Đakrông 2 đa phần là con em đồng bào thiểu số Vân Kiều và Pa Cô. Hành trang đến trường của các em thiếu thốn đủ thứ, thậm chí thiếu cả sách giáo khoa. Năm trước, thầy Tuấn kết nối tặng học trò 75 máy tính cầm tay, sách giáo khoa, vở để hỗ trợ học tập. “Mình luôn muốn làm được nhiều hơn thế cho các em để đường đến giảng đường đại học ngắn lại, tương lai rộng mở hơn”, thầy Tuấn bộc bạch.

Hai năm trở lại đây, để khắc phục phần nào tình trạng thiếu giáo viên cục bộ, ngành giáo dục Quảng Trị thực hiện điều động, luân chuyển giáo viên biệt phái đến các trường vùng cao, vùng xa còn thiếu nhân lực. Năm học 2022-2023, Sở GD-ĐT Quảng Trị luân chuyển 27 giáo viên lên vùng khó khăn, miền núi dạy học. Đầu năm học 2023-2024, tiếp tục điều động 20 giáo viên lên vùng cao. Đặc biệt, có 6 giáo viên hết thời hạn luân chuyển đã viết đơn tình nguyện ở lại.

Thống kê của Sở GD-ĐT Quảng Trị cho biết, năm học 2023-2024, toàn tỉnh Quảng Trị có 398 trường học với 177.617 học sinh, trong đó tuyển mới 42.748 học sinh. Hiện có 13.204 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Theo định biên, năm học này ngành giáo dục tỉnh thiếu 538 người, trong đó giáo viên mầm non thiếu 236, giáo viên tiểu học thiếu 112, giáo viên trung học cơ sở thiếu 114 định biên. Việc tiếp tục viết đơn tình nguyện ở lại với học trò vùng cao các giáo viên kể trên và nhiều giáo viên khác đã góp phần chia sẻ những khó khăn với ngành, với học trò vùng khó khăn.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)