Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp nông dân thoát nghèo từ cây chuối hột

Tạp Chí Giáo Dục

Vi mong mun góp phn giúp bà con nông dân quê nhà phát trin kinh tế t cây chui ht đ thoát nghèo, nhóm sinh viên Trưng ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nng đã bt tay vào thc hin ý tưng khi nghip thông qua d án “ng dng nghiên cu nưc trong thân cây chui ht làm thc phm bo v sc khe”. Bưc đu, đã mang li nhng thành qu đy trin vng!


Nhóm tham d cuc thi D án Khi nghip thanh niên nông thôn năm 2023

Đánh thc tim năng cây chui ht

Hai năm trước, giữa thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh, nhóm sinh viên Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) gồm: Trần Minh Toàn, Hà Thị Diệu Hiền (cùng là sinh viên Khoa Kinh doanh quốc tế) và Nguyễn Trọng Nghĩa (sinh viên Khoa Thống kê tin học) đã đưa ra ý tưởng và nghiên cứu, phát triển các sản phẩm từ thân cây chuối hột. Diệu Hiền cho biết, cây chuối hột được biết đến là một loại cây phổ biến, dễ trồng và được có mặt rộng khắp nước ta. Trong số các tặng phẩm đến từ cây chuối thì nước trong thân cây có nhiều hoạt tính dược học có giá trị cao và đặc biệt tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên tại Việt Nam, nước trong thân cây chuối hột chỉ được mô tả trong dược điển và được biết đến như một bài thuốc đông y trong dân gian, chưa được khai thác và thương mại hóa trên thị trường.

Năm 2022, d án xut sc đot gii nht cuc thi Ý tưng khi nghip đi mi sáng to – Light up your creativity 2022 do Thành đoàn TP.Đà Nng t chc. Hin nhóm cũng đang tham d cuc thi D án khi nghip thanh niên nông thôn do Trung ương Đoàn t chc. Cuc thi đã nhn đưc gn 500 h sơ d án. Vưt qua vòng bán kết, d án ca nhóm hin đang tiến đến vòng chung kết.

Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu, cùng với những trăn trở để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhóm xây dựng dự án và cho ra đời hai sản phẩm thạch chuối kỷ tử và nước thân chuối hạt chia đóng chai từ thành phần chính là nước trong thân cây chuối. “Hai sản phẩm này đều an toàn và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, tiện lợi và dễ sử dụng, không mang lại cảm giác e ngại như khi sử dụng các thực phẩm chức năng ở dạng viên nang, viên nén khác. Đây là phần nước được cây hấp thụ vào trong thân để cung cấp nước cho cây. Nguồn nước này sạch sẽ, tinh khiết và giàu chất dinh dưỡng vì đã được lọc qua các lớp màng lọc tự nhiên trong thân cây chuối. Bên cạnh đó, nước mang giá trị dược tính cao và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: tán sỏi thận, mật, bàng quang, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tăng mức hemoglobin trong máu, ngăn ngừa cao huyết áp, giảm táo bón, giải nhiệt và thanh lọc cơ thể…”, Diệu Hiền nói.

Để giữ nguyên các đặc tính của nguyên liệu, nhóm đã ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các công đoạn tinh chế. Giá cả đưa ra hợp lý đáp ứng mọi khách hàng, nhất là với người dân có thu nhập trung bình. 

“Chúng ta thường sử dụng nhiều đồ uống đóng chai nhanh nhằm mục đích giải khát nhưng chúng lại chứa một lượng đường hóa học cao. Mặc dù trên thị trường có một số ít sản phẩm hạn chế đường nhưng vẫn không mang tính organic. Đặc biệt, từ sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến sức khỏe. Tuy nhiên, các sản phẩm tốt cho sức khỏe, có nguồn gốc từ thiên nhiên thường hướng đến đối tượng khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên. Sản phẩm có mặt trên thị trường không đa dạng, thường ở dạng thuốc viên nang khiến người tiêu dùng e ngại khi quyết định sử dụng sản phẩm”, Diệu Hiền phân tích.

Cu ni giúp nông dân

Cả 3 thành viên trong nhóm đều đến từ các miền quê nghèo thuộc tỉnh Quảng Nam, nơi người dân trồng khá nhiều cây chuối hột. Thế nhưng, sau mỗi vụ mùa khi thu hoạch xong quả, thân chuối được người dân đốn hạ, bỏ đi để bắt đầu trồng những mầm cây mới. Điều này gây ra sự lãng phí trong khi thu nhập của người dân từ chuối rất thấp. “Chuối hột là loại cây dễ trồng, dễ khai thác. Các bộ phận của cây chuối được tận dụng và sử dụng nhiều trong đời sống như: lá dùng gói bánh, hoa, quả có thể ăn, thân có thể sử dụng làm đồ ăn cho gia súc… Tuy nhiên nước trong thân cây là một phần rất có ích nhưng lại chưa được khai thác và sử dụng hợp lý. Nếu mỗi cây chỉ cho ra một đời quả, trước khi đốn hạ và sử dụng thân cây cho việc khác thì có thể khai thác một lượng nước trong thân cây để tạo thêm sản phẩm giúp người nông dân có thêm thu nhập, tận dụng triệt để các tạo phẩm đến từ cây chuối. Đó là lý do chính giúp nhóm quyết tâm hiện thực hóa ý tưởng để mong hỗ trợ được người dân quê mình”, Diệu Hiền cho biết.


Nhóm sinh viên sn xut thc phm bo v sc khe t cây chui ht

Sau khi thành công trong việc chế xuất hai sản phẩm kể trên, nhóm đang hướng đến việc mở rộng quy mô ra thị trường toàn cầu, tìm lối đi xuất khẩu đến các thị trường khó tính như: Nhật Bản, EU… Với lợi thế nền nông nghiệp tại Việt Nam, nhóm khát vọng hướng tới nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững, quy trình công nghệ hiện đại bắt kịp xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và khẳng định vị thế ngành thực phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế, đưa sản phẩm về cây chuối – một nguyên liệu phổ biến vươn ra toàn thế giới.

Cùng với đó, sẽ cho ra đời nhiều hơn các dòng sản phẩm đến từ thiên nhiên phối hợp với nước trong thân cây chuối, vừa gia tăng hương vị, vừa gia tăng giá trị sản phẩm thông qua các dược tính khác của nguyên phụ liệu. Tận dụng, nghiên cứu và mở rộng ra phát triển các sản phẩm từ cây chuối như: hộp đựng từ lá, thức ăn và phân bón hữu cơ từ thân.

Đặc biệt, dự án dự kiến sẽ hỗ trợ người nông dân trồng theo tiêu chuẩn GAP để đem lại sản phẩm hiệu quả nhất. Sau đó hỗ trợ thu mua và trong tương lai dự kiến sẽ chuyển giao công nghệ ép và chế biến tại địa phương để tăng sinh kế cho người dân.

Phan L

Bình luận (0)