Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Điều chỉnh nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển

Tạp Chí Giáo Dục

Khi nào thì cn điu chnh nguyn vng (NV); các yếu t nào nh hưng, quyết đnh đến vic điu chnh NV… Nhng băn khoăn này ca thí sinh đã đưc các chuyên gia gii đáp trong chương trình tư vn trc tuyến “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” năm 2020 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp cùng S GD-ĐT TP và Trưng ĐH Gia Đnh t chc mi đây.


Các chuyên gia tham gia tư vn trong chương trình

Đi tưng nào cn điu chnh nguyn vng?

TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) cho rằng việc điều chỉnh NV sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT là quyền lợi của mọi thí sinh, song không phải thí sinh nào cũng nên điều chỉnh NV. Theo TS. Nghĩa, xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT là phương thức xét tuyển quan trọng nhất khi được đa số các trường ĐH sử dụng làm phương thức xét tuyển. Năm nay, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển bằng phương thức này lên đến trên 600 ngàn với tổng số lượng NV xét tuyển cao nhất trong tất cả các phương thức. “Bộ GD-ĐT đã công bố ngưỡng xét tuyển đầu vào của nhóm ngành sức khỏe và giáo viên. Cạnh đó, các trường ĐH cũng đồng loạt công bố điểm sàn xét tuyển. Căn cứ vào các mốc điểm trên, tùy theo ngành học mà thí sinh đã đăng ký trước đó, những thí sinh nào có điểm thi thấp hơn ngưỡng xét tuyển đầu vào mà Bộ GD-ĐT đã công bố, hay thấp hơn mức điểm sàn mà các trường ĐH đã công bố thì nhất thiết phải thay đổi NV. Các thí sinh khác có thể điều chỉnh sao cho cơ hội trúng tuyển của bản thân vào ngành học là cao nhất”, TS. Nghĩa chỉ rõ.

Việc điều chỉnh NV có 2 hình thức: trực tuyến và trực tiếp. TS. Nghĩa lưu ý: “Nếu điều chỉnh bằng hình thức trực tuyến, thí sinh chỉ được thay đổi thứ tự NV, sắp xếp lại ngành, trường thay đổi tổ hợp trong các NV chứ không được phép tăng thêm số lượng NV. Thí sinh muốn tăng thêm số lượng NV xét tuyển phải áp dụng điều chỉnh NV trực tiếp bằng phiếu điều chỉnh NV tại trường THPT nơi thí sinh đăng ký hồ sơ xét tuyển và phải đóng thêm lệ phí xét tuyển. Mỗi thí sinh chỉ được phép điều chỉnh NV xét tuyển một lần”.

Khi điu chnh nguyn vng cn cân nhc yếu t nào?

Ngoài việc cân nhắc điểm số tổ hợp so với mức điểm sàn, theo ông Vũ Bá Thuấn (Trưởng phòng Tuyển sinh – Truyền thông Trường ĐH Gia Định), khi điều chỉnh NV, thí sinh nên cân nhắc thêm nhiều yếu tố khác như về học phí, ngành đào tạo, môi trường đào tạo để có sự điều chỉnh phù hợp. Phổ điểm ở các khối thi năm nay cao hơn so với năm ngoái từ 1-3 điểm, cá biệt có khối cao hơn đến gần 5 điểm. Vì vậy, điểm số là yếu tố đầu tiên cần quan tâm để điều chỉnh NV, chọn trường có mức điểm sàn phù hợp với điểm thi của mình. Song để điều chỉnh phù hợp nhất thì thí sinh cần tìm môi trường có ngành học tương ứng và mức học phí phù hợp. Năm 2020, Trường ĐH Gia Định tuyển sinh ở 11 ngành đào tạo, trong đó có các nhóm ngành rất “hot” như CNTT, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngôn ngữ… Trường tuyển sinh qua 3 phương thức: xét điểm học bạ (chiếm 60% tổng chỉ tiêu); kết quả thi tốt nghiệp THPT; kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM. Ngưỡng điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển bằng phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT của trường năm 2020 là 15 điểm. “Dù là trường ngoài công lập nhưng học phí của trường rất phù hợp, thuộc nhóm trường có mức học phí “mềm”, chỉ 11 triệu đồng/học kỳ. Học phí “mềm” vẫn đảm bảo cho sinh viên tiếp cận được môi trường học tập với các hoạt động trải nghiệm tốt, cơ hội việc làm cao khi được tiếp cận với doanh nghiệp qua các kỳ kiến tập, thực tập…”, ông Thuấn cho biết. Ngoài các yếu tố trên, TS. Lê Mạnh Hải (Trưởng khoa CNTT Trường ĐH Gia Định) nhấn mạnh, khi thay đổi NV, thí sinh cần nắm đầy đủ thông tin về trường ĐH mà bản thân mong muốn tiếp cận. Nhất là một lần nữa nhìn nhận lại ngành mà mình sẽ chọn học. Ví dụ như ngành CNTT, hiện có rất nhiều trường ĐH đào tạo và mỗi trường lại có một thế mạnh đào tạo riêng. Thế mạnh đào tạo ngành CNTT tại Trường ĐH Gia Định là đặc biệt coi trọng kết nối trải nghiệm với doanh nghiệp, đưa lại cho sinh viên nhiều cơ hội cọ xát, phát huy sáng tạo.

Từ năm học 2020-2021, Trường ĐH Gia Định rút ngắn thời gian đào tạo ĐH chính quy xuống còn 3 năm. Theo NGND.TS Phạm Châu Thành (Trưởng khoa Kinh tế Trường ĐH Gia Định), việc rút ngắn thời gian đào tạo không những đảm bảo chương trình mà chất lượng đào tạo còn nâng lên với sự bố trí, sắp xếp chương trình học phù hợp; tăng cường độ làm việc của quá trình đào tạo, kết hợp phương thức đào tạo linh hoạt giữa trực tuyến và trực tiếp. “Xu hướng của trường là đào tạo theo hướng đại chúng, tạo điều kiện cho thí sinh tốt nghiệp THPT có cơ hội học ĐH. Việc rút ngắn thời gian đào tạo sẽ giúp giảm chi phí, thời gian tốt nghiệp nhanh, sinh viên có cơ hội hội nhập nhanh hơn…”, TS. Thành nói.

Thay đi nguyn vng như thế nào đ tăng kh năng đu?

Trước băn khoăn này của các thí sinh, TS. Nguyễn Đức Nghĩa phân tích, khi thay đổi NV, để tăng cơ hội trúng tuyển, điều quan trọng nhất là thí sinh phải nắm rõ nguyên tắc xét tuyển: Các NV đều có giá trị tương đương nhau, các trường ĐH xét tuyển các NV bình đẳng như nhau. Mỗi thí sinh chỉ được trúng tuyển 1 NV theo thứ tự ưu tiên. “Thí sinh nên xếp ngành, trường mong muốn học tập nhất ở NV1, kế đến là NV vào các trường có ít mong muốn hơn. Mỗi ngành đào tạo của mỗi trường ĐH được xét tuyển tối đa 4 tổ hợp bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, các tổ hợp trong ngành thường đều có điểm xét tuyển gần bằng nhau, thí sinh nên cân nhắc chọn lựa điểm tổ hợp cao nhất để tăng cơ hội trúng tuyển”, TS. Nghĩa chỉ rõ. Tuy nhiên, TS. Nghĩa cũng khuyên rằng, nếu thí sinh đã trúng tuyển ở các phương thức khác như xét học bạ, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đối với ngành, trường mình yêu thích thì nên cân nhắc xác nhận nhập học để có sự chuẩn bị tốt cho năm học mới hơn là chờ đợi trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. “Thống kê cho thấy 90% thí sinh vẫn sử dụng 5 tổ hợp thi truyền thống là A, A1, B, C, D để xét tuyển. Năm nay, khi thí sinh có nhiều cơ hội xét tuyển thì khả năng tỷ lệ trúng tuyển ảo sẽ rất lớn, các trường ĐH không dễ dàng xét tuyển dù điểm thi có cao. Trên thực tế, mặc dù phổ điểm ở các môn xét tuyển đều tăng nhưng ngưỡng điểm xét tuyển các ngành khoa học sức khỏe và sư phạm đều tăng không nhiều so với năm ngoái, chỉ từ 1 đến 2 điểm so với năm 2019. Điểm sàn xét tuyển của nhiều trường ĐH (cả tư thục và công lập) chỉ ở mức từ 15 điểm. Do đó, mức điểm sàn xét tuyển bao nhiêu không thực sự quan trọng, điều quan trọng là quá trình đào tạo của trường có chất lượng hay không”, TS. Nghĩa nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)