Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chuyển đổi số giáo dục cần xem là chiến lược dài hạn với những cải cách quyết liệt

Tạp Chí Giáo Dục

Chuyn đi s giáo dc cn đưc xem là chiến lưc dài hn vi nhng ci cách quyết lit, trit đ. Tuy nhiên, công ngh không phi là yếu t quan trng nht, mà chính s quyết tâm cao đ ca đi ngũ lãnh đo cơ s giáo dc, tư duy, nhn thc, sn sàng thay đi ca đi ngũ trong nhà trưng, s phi hp và đng thun ca cha m hc sinh mi là điu quan trng đ đưa đến thành công.


Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Nguyn Bo Quc

Với tiềm lực từ nguồn dân số trẻ năng động và có khả năng tiếp cận công nghệ cao một cách nhanh chóng, các chuyên gia đánh giá Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số. Trong đó, TP.HCM là một trong số các tỉnh thành thực hiện đồng bộ và hiệu quả công tác chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực.

Năm 2022, TP.HCM đã có những bước tiến mạnh mẽ về cải cách thể chế và chuyển đổi số, xếp thứ hai trong chỉ số chuyển đổi số quốc gia, dẫn đầu về thể chế số và hạ tầng số. Công tác chuyển đổi số của TP.HCM ngày càng được tăng tốc và phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên cả ba trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Đối với ngành giáo dục và đào tạo, nhận thức được dữ liệu là nền tảng của chuyển đổi số nên ngay từ năm học 2016-2017 ngành giáo dục đã xây dựng những cơ sở dữ liệu đầu tiên được lưu trữ toàn bộ tại Trung tâm Dữ liệu thành phố cho khối mầm non, tiểu học và trung học. Đến năm học 2018-2019, trục liên thông dữ liệu đầu tiên được triển khai cho cấp trung học là bước chuẩn hóa dữ liệu đầu tiên của ngành giáo dục. Trong những năm học tiếp theo, ngành giáo dục đã triển khai cơ sở dữ liệu dùng chung và trục liên thông dữ liệu được mở rộng giúp thống nhất dữ liệu toàn ngành. Dữ liệu đã được trao đổi, chia sẻ, sử dụng và tái sử dụng giữa các hệ thống giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng dữ liệu.

Với sự triển khai mạnh mẽ của cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thuộc Đề án 06 Chính phủ tạo ra nhiều tiện ích bao gồm sự chia sẻ và xác thực chéo giữa các cơ quan Nhà nước giúp dữ liệu được chuẩn hóa ở mức độ trên 99% tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giáo dục triển khai các giải pháp yêu cầu tính pháp lý trong định danh người dùng như tuyển sinh đầu cấp, học bạ số, sổ đầu bài điện tử, công tác chuyển trường… Chuyển đổi số giúp tạo ra môi trường học tập nơi mà mọi thứ kết nối với nhau, thu hẹp khoảng cách địa lý để tạo ra trải nghiệm trong học tập, đồng thời tăng cường sự tương tác của mọi người. Học sinh ở những khu vực còn khó khăn, thiếu giáo viên giảng dạy một số môn có thể được học các môn này qua việc tiếp cận bài giảng của thầy cô ở thành thị theo mô hình lớp học số, mang lại sự công bằng trong tiếp cận nội dung giáo dục có chất lượng của người học.

Đối với công tác quản lý, chuyển đổi số nói chung và khai thác dữ liệu số nói riêng giúp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục thông qua việc giúp các nhà trường theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục một cách hiệu quả hơn; từ đó đưa ra các chiến lược để thực hiện các mục tiêu giáo dục cũng như hỗ trợ công tác khảo thí, đổi mới trong kiểm tra đánh giá học sinh.

Hiện nay, nhiều trường đã sử dụng dữ liệu ở tần suất và mức độ dày hơn, ngoài điểm số còn có các dữ liệu tham gia, hành vi của người học thông qua các hệ thống quản lý học tập. Nhiều đơn vị đã tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học theo một tiếp cận rất mới, kết hợp kết quả kiểm tra bằng điểm số với việc theo dõi hành vi đáp ứng yêu cầu, mục đích học tập của học sinh trong quá trình để cá nhân hóa tiến độ học tập cho học sinh và mở rộng phạm vi không gian, thời gian của lớp học truyền thống. Thông qua việc khai thác dữ liệu sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về quá trình sinh hoạt, học tập của con em mình, từ đó tăng cường sự tương tác với nhà trường trong hoạt động nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo nên những sản phẩm đặc trưng của nền kinh tế số dựa trên dữ liệu lớn. Công nghệ AI như Bard hay ChatGPT đã có những bước đi đột phát khi những cỗ máy tận dụng sức mạnh của dữ liệu lớn đã có thể sáng tạo và tư duy như một con người. Công nghệ này giúp con người tiếp cận với khối lượng tri thức khổng lồ, sáng tạo những nội dung một cách nhanh chóng và dễ dàng nhưng cũng tạo ra những thách thức đối với ngành giáo dục.


Chuyn đi s giáo dc cn đưc xem là chiến lưc dài hn

Như chúng ta đã chứng kiến, Al đã bắt đầu xuất hiện ngày càng phổ biến trong môi trường giáo dục, trong thời gian sắp tới, nhiều ứng dụng AI mang tính đặc thù với dữ liệu địa phương sẽ được giới thiệu, có những dự báo cho rằng AI sẽ thay thế 80% công việc của con người trong vài năm tới. Vì vậy, giáo dục cần giúp học sinh phát triển được khả năng làm chủ công nghệ, sử dụng công nghệ một cách đúng đắn để phát huy những năng lực cá nhân khi tham gia vào một xã hội số.

Tôi tin rằng giáo dục sẽ sớm đón nhận được những làn gió mới có khả năng giải quyết vấn đề mang tính đặc thù một cách cụ thể hơn, chuẩn xác hơn. Nhu cầu học hỏi, tìm kiếm tài liệu học tập là không giới hạn. Dữ liệu số giúp xây dựng một kho tàng kiến thức vô hạn, phong phú và đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dễ dàng tham khảo, giúp chúng ta tiến tới một hiểu biết đầy đủ hơn. Với những dữ liệu lớn được tích lũy trong nhiều năm qua, với sự phát triển của khoa học dữ liệu và các công cụ khai thác dữ liệu, đây là thời gian để chúng ta mong chờ có thể nhìn thấy những sản phẩm mới, giải pháp mới mang lại nhiều thay đổi tích cực cho cả người học và người dạy.

Chuyển đổi số trong giáo dục cần được xem là chiến lược dài hạn với những cải cách quyết liệt, triệt để. Tuy nhiên, công nghệ không phải là yếu tố quan trọng nhất, mà chính sự quyết tâm cao độ của đội ngũ lãnh đạo cơ sở giáo dục, tư duy, nhận thức tiến bộ và sẵn sàng thay đổi của đội ngũ viên chức trong nhà trường, sự phối hợp và đồng thuận của cha mẹ học sinh mới là điều quan trọng để đưa đến thành công. Khi cuộc sống đã bắt đầu gắn kết ngày một chặt hơn với môi trường số, chúng ta cần nâng cao nhận thức, tư duy đúng đắn về chuyển đổi số, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người để đạt được hiệu quả một cách tối ưu nhất.

ThS. Nguyn Bo Quc
(Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM)

Bình luận (0)