Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Các phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tạp Chí Giáo Dục


Theo tác gi
, cn t chc nghiên cu, tp hun, bi dưng và đào to cán b ra đ thi theo yêu cu mi, th nghim và công b sm mô hình, cu trúc đ thi tt nghip THPT các môn hc (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Theo đó, tôi thấy nội dung họp đã được chuẩn bị khá kỹ và chu đáo: Từ việc xác định các nguyên tắc đến nội dung và cách thức. Cục Quản lý chất lượng đã tổ chức xin ý kiến từ các nguồn sau: Xin ý kiến toàn xã hội từ ngày 17-3 đến 17-5-2023, được 25 ý kiến. Lấy ý kiến gần 18 ngàn giáo viên các tỉnh/thành: TP.HCM, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang (đợt 1) và gần 140 ngàn cán bộ, giáo viên THPT toàn quốc (đợt 2). Lấy 205 ý kiến của lãnh đạo 63 sở GD-ĐT và lãnh đạo các phòng chuyên môn. Từ mục tiêu “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH” nêu trong NQ29 của Trung ương và NQ88 của Quốc hội, Cục Quản lý chất lượng đã xin ý kiến với ba phương án sau: Phương án 1: 4 môn thi bắt buộc (ngữ văn, toán, ngoại ngữ và lịch sử) + 2 môn tự chọn của các môn còn lại. Phương án 2: 3 môn thi bắt buộc (ngữ văn, toán và ngoại ngữ) + 2 môn tự chọn của các môn còn lại. Phương án 3: 2 môn bắt buộc (ngữ văn và toán) + 2 môn tự chọn trong các môn còn lại. Kết quả: Phần lớn đều chọn phương án 2 và phương án 3. Ví dụ: Với 140 ngàn cán bộ, giáo viên THPT toàn quốc, có 26,41% đồng ý phương án 1; 73,59% lựa chọn phương án 2. Còn với cán bộ lãnh đạo giáo dục, có 31,2% chọn phương án 1 và 68,8% chọn phương án 2. Phương án 3 chỉ xin ý kiến của 18 ngàn giáo viên một số tỉnh/thành, có 60% ý kiến chọn phương án này. Việc quyết định phương án nào Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục trao đổi, xin ý kiến Chính phủ và sớm công bố.

Tôi tán thành phương án 3 với 5 lý do. Và mặc dù mới chỉ bàn về các môn thi, nhưng tôi cũng đã nêu lên vấn đề mà Bộ GD-ĐT cần quan tâm hơn. Đó là việc ra đề thi sắp tới như thế nào để đáp ứng được yêu cầu mới. Cần phải làm rõ: Thế nào là đề đánh giá năng lực ở mỗi môn học? Đề thi cần thay đổi thế nào trong bối cảnh một chương trình nhiều sách giáo khoa và yêu cầu chống chép văn mẫu? Cần tổ chức nghiên cứu, tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ ra đề thi theo yêu cầu mới, thử nghiệm và công bố sớm phạm vi, mô hình, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT của các môn học.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng và lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng đã phát biểu, tiếp thu và giải thích thêm những khó khăn cần cân nhắc kỹ, nhìn nhận nhiều chiều trong bối cảnh xã hội có nhiều ý kiến rất phức tạp. Tôi thực sự chia sẻ với những lo lắng ấy. Và tôi chỉ đề nghị: Bộ GD-ĐT nên chú ý truyền thông, một chủ trương lớn về thi tốt nghiệp THPT, xin ý kiến xã hội suốt 2 tháng mà chỉ được 25 người góp ý. Ở Việt Nam là thế, khi hỏi thì không ai quan tâm, cũng chẳng ý kiến gì… Nhưng cứ bắt đầu làm sẽ muôn ngàn lời phán xét bàn ra tán vào. Nhất là đề thi môn ngữ văn.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Bình luận (0)