Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Một khiêm tốn… bằng bốn tự cao

Tạp Chí Giáo Dục

“Khiêm tn” là mt tính t mang nét nghĩa dương tính/tích cc, dùng đ đánh giá, nhn xét mt cá nhân nào đó ngoài cá nhân mình, ch không dùng trong trưng hp t nhn xét bn thân. Nhưng trong thi gian gn đây, t khiêm tn li đưc nhiu ngưi s dng trong trưng hp ngưc li, vi nét nghĩa chưa phù hp.


Vic quen dùng t khiêm tn trong mt s trưng hp lch chun góp phn gây tác hi không nh khiến cho nét nghĩa chun ca t b hiu sai, làm cho tiếng Vit dn b s dng lch chun, thiếu trong sáng (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Khiêm tốn không bao giờ có thể đồng nghĩa với nhóm từ mang nét nghĩa âm tính/tiêu cực như các tính từ: yếu, kém, thấp, chậm, dở, nghèo… Tuy vậy, vẫn còn một số người ngộ nhận rằng, khi dùng biện pháp nói giảm, nói tránh, có thể sử dụng từ khiêm tốn với tư cách là một nhã ngữ, uyển ngữ (euphemism), trong thiện chí cố gắng làm giảm nhẹ phần nào những nét nghĩa âm tính như đã nêu trên. Điều đáng lo ngại hơn, việc sử dụng từ khiêm tốn một cách lệch nghĩa như vậy, không chỉ tồn tại trong phong cách ngôn ngữ giao tiếp sinh hoạt, mà còn dần xuất hiện trong phong cách ngôn ngữ hành chính. Lâu ngày, hiện tượng dùng từ khiêm tốn thiếu chính xác như thế bị nhầm lẫn là dùng đúng – nhiều người bắt chước dùng theo, tưởng rằng làm cho phát ngôn của mình thêm phần duyên dáng, văn hoa, bóng bẩy – sẽ dần trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Khiêm tn nghĩa là gì?

Tính từ “khiêm tốn” có nghĩa là “Có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, cho mình là hơn người”. Ví dụ: Thái độ khiêm tốn. Lời lẽ khiêm tốn. Khiêm tốn học hỏi. [Hoàng Phê – Từ điển tiếng Việt]. Tuy nhiên, nó thường được dùng để nhận xét, đánh giá người khác chứ không phải để tự nhận xét về mình. Cũng chỉ dùng để nhận xét cá nhân, không thấy dùng cho một tập thể. Trái nghĩa với khiêm tốn là tính từ “tự cao”, có nghĩa là “Tự cho mình là hơn người và tỏ ra coi thường người khác”. Ví dụ: Tính tự cao. Tưởng mình giỏi nên sinh ra tự cao. [Hoàng Phê – Từ điển tiếng Việt]. Tương tự, tính từ “tự cao tự đại” được hiểu như tự cao, như nghĩa mạnh hơn.

Như vậy, khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, một phẩm chất quý giá, đáng được trân trọng trong mọi thời đại và mọi xã hội. Đề cập đến tính khiêm tốn đi kèm với thành tích, tài năng của một cá nhân nào đó, nghĩa là cá nhân đó đang được tập thể, xã hội kính trọng, thừa nhận như một tấm gương sáng, một biểu tượng đáng học tập, noi gương.

Lch chun trên truyn thông

Lâu nay trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các tác giả vẫn dùng từ khiêm tốn chưa đúng với nghĩa trên. Ví dụ: a/ Kết quả cuộc thi chạy của vận động viên A. còn khiêm tốn, chỉ về đích thứ 7. b/ Kết quả học tập của em B. hãy còn khiêm tốn, chỉ được xếp loại học sinh trung bình. c/ Sau bao nhiêu năm phấn đấu, kinh tế gia đình anh C. còn khiêm tốn, nên chưa thể mua được nhà ở thành phố. d/ Mặc dầu có chiều cao khiêm tốn, người đẹp D. vẫn đạt giải Á hậu 2 cuộc thi sắc đẹp… Nói thẳng ra, nội dung ý nghĩa của các ví dụ trên, thực chất là: Kết quả chạy khiêm tốn = chạy còn chậm. Kết quả học tập khiêm tốn = học còn yếu. Kinh tế khiêm tốn = kinh tế còn nghèo. Chiều cao khiêm tốn = chiều cao còn thấp. Trong các ví dụ nêu trên, người viết dùng từ khiêm tốn với nghĩa “chưa đạt được”, còn kém (a), yếu (b), chưa khá giả (c), thấp (d). Những từ ngữ này không thể đồng nghĩa (dù là lâm thời) với từ khiêm tốn được, nên dùng như thế là không phù hợp.

Trong giao tiếp tiếng Việt, để đảm bảo tiêu chí lịch sự, người nói/viết hay dùng cách nói giảm, nói tránh, theo kiểu kết hợp với từ “chưa”: chưa đạt kết quả/yêu cầu… như mong muốn; chưa đủ, chưa đạt tiêu chí, chưa được tốt… Nếu muốn dùng phương thức nói giảm, nói tránh, hoàn toàn có thể diễn đạt: Kết quả chạy khiêm tốn = chạy chưa được nhanh. Kết quả học tập khiêm tốn = học chưa được tốt. Kinh tế khiêm tốn = kinh tế chưa được. Chiều cao khiêm tốn = chưa được cao. Từ khiêm tốn cũng có thể được dùng trong phong cách khẩu ngữ với hàm ý hài hước, vui vẻ hoặc châm biếm khi kết hợp với dấu ngoặc kép, theo kiểu: “Cô ả được mọi nhẽ, mỗi tội chỉ hơi bị “khiêm tốn” về nhan sắc và chiều cao”; “Mình cũng muốn xây cái biệt thự, ngặt nỗi là tiền bạc hãy còn “khiêm tốn” quá”…

Lch chun trong hành chính

Ngoài việc sử dụng từ khiêm tốn sai nghĩa trong giao tiếp, truyền thông, chúng ta còn bắt gặp từ này bị sử dụng chưa chuẩn trong báo cáo – là một trong các loại văn bản hành chính thông dụng. Qua khảo sát một số báo cáo, chúng tôi nhận thấy có nhiều văn bản dùng từ khiêm tốn còn lệch chuẩn, đơn cử như trường hợp: “Nhận xét một cách hết sức khiêm tốn, năm học qua trường ta đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ”. Thực ra, ở đây đã có sự ngộ nhận về nghĩa của từ khiêm tốn, nên người viết vì muốn tỏ ra mình là người khiêm tốn, đã dùng từ khiêm tốn chưa chuẩn, mà đúng ra phải thay nó bằng một trong các từ: tự hào, công bằng, thẳng thắn, thành thật, trung thực… Hoặc trong các trường hợp sau: Dù cho kết quả còn khiêm tốn, nhưng những thành tựu nổi bật của hội ta trong năm qua đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của ban lãnh đạo; Những thành quả của chúng ta trong nhiệm kỳ qua còn khiêm tốn, chưa đúng như nghị quyết đã đề ra… thì người viết nên thay từ khiêm tốn bằng một trong các cụm từ: chưa đạt yêu cầu, chưa đạt mục tiêu, chưa được như mong muốn…

Cũng cần lưu ý thêm, tính từ khiêm tốn chỉ dùng để xác nhận về đức tính tốt đẹp của một cá nhân, một con người nào đó, hoàn toàn không phải để cá nhân mình tự nhận, tự xưng “tôi rất khiêm tốn”. Lại càng không phù hợp khi tự nhận hoặc nhận xét về một tập thể như kiểu: “trường ta khiêm tốn”, “tỉnh này rất khiêm tốn”, “dân tộc kia vô cùng khiêm tốn”. Vậy nên, trong từ vựng tiếng Việt có thành ngữ: “Một khiêm tốn bằng bốn tự cao” là nhằm chỉ trường hợp những người cố ý làm ra vẻ khiêm tốn: “Tôi rất khiêm tốn mà nói rằng…”, nhưng thực chất ngầm tỏ ra tự cao tự đại về bản thân mình.

Đến đây, chúng ta nhận thấy, việc quen dùng từ khiêm tốn trong một số trường hợp lệch chuẩn nêu trên đã bộc lộ, hoặc là sự nhầm lẫn về ngữ nghĩa của từ, hoặc là do thói “sính chữ” dùng cho văn vẻ; mà nếu cứ nghe/dùng nhiều lần các từ ngữ chưa chuẩn kiểu này sẽ “mưa dầm thấm lâu”, góp phần gây tác hại không nhỏ là khiến cho nét nghĩa chuẩn của từ bị hiểu sai, làm cho tiếng Việt dần bị sử dụng lệch chuẩn, thiếu trong sáng.

Đ Thành Dương

 

Bình luận (0)