Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Những chỗ dựa “tiếp tay” cho bạo lực học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh ph thông là la tui có nhiu biến đi quan trng v mt tâm sinh lý. Cùng vi s phát trin mnh m v mt cơ th, đc đim tâm lý ni bt ca hc sinh la tui này là s phát trin ca t ý thc, nhu cu khng đnh mình và mong mun tr thành ngưi ln.


Hc sinh ph thông tái hin hình nh bo lc hc đưng (nh minh ha)

Trong môi trường giáo dục hiệu quả của gia đình, nhà trường và xã hội, phần lớn học sinh phổ thông khẳng định được mình trong các hoạt động theo hướng tích cực. Tuy nhiên, trong thực tế một bộ phận học sinh phổ thông không đạt được kết quả học tập như mong muốn, vị thế của các em bị giảm sút, cùng với đó là sự chưa quan tâm đúng mức từ phía gia đình, nhà trường, ảnh hưởng tiêu cực của xã hội khiến những học sinh này có xu hướng khẳng định sức mạnh bản thân bằng hành vi mang tính bạo lực, gây nên những tổn thương cho bạn bè và mọi người xung quanh. Điều đáng nói là hành vi bạo lực học đường (BLHĐ) của các em có những lúc nhận được sự ủng hộ, cổ vũ và thậm chí có cả nhiều thành phần sẵn sàng tham chiến nhiệt tình làm nạn BLHĐ càng trở nên nan giải. Thực tế cho thấy, hành vi BLHĐ của một bộ phận không nhỏ học sinh phổ thông được tiếp tay bởi những “chỗ dựa” khá vững chắc. Những “chỗ dựa” cho hành vi BLHĐ của học sinh phổ thông đó là:

Lc lưng c vũ, hưng ng

Mục đích tiến hành BLHĐ của học sinh phổ thông nhằm vào việc khẳng định sức mạnh bản thân mình. Các em hướng việc “phô trương” sức mạnh tới hai đối tượng: Đối tượng thứ nhất là những nạn nhân trực tiếp của vụ bạo lực. Đối tượng thứ hai là các học sinh khác trong và ngoài trường trực tiếp chứng kiến hành vi bạo lực. Do vậy, khi nhận được sự cổ vũ, hưởng ứng từ bạn bè càng làm cho các em thỏa mãn với hành vi bạo lực của mình. Những học sinh này nghĩ rằng sự cổ vũ của lực lượng bên ngoài là biểu hiện của sự đồng tình, sự ghi nhận sức mạnh và vị trí của các em giữa mọi người.


Chuyên gia tâm lý ch ra các nguyên nhân dn đến nn bo lc trong hc đưng (nh minh ha)

Huy đng đưc nhiu thành phn cùng tham gia

Trong các vụ BLHĐ, thành phần tham gia thường khá phức tạp, nhưng chủ yếu có hai nhóm đối tượng chính là: Thủ phạm – học sinh có hành vi bạo lực và nạn nhân – học sinh bị bạo lực. Thủ phạm gây ra hành vi BLHĐ có thể là một học sinh hoặc một nhóm học sinh. Trong thời gian gần đây, các vụ BLHĐ được biết tới gây tổn thương nghiêm trọng về mặt thể chất cho các nạn nhân, ngoài thủ phạm chính còn có sự “tham chiến” của lực lượng trợ giúp. Theo đó, lực lượng này khá hùng hậu, phong phú từ bạn học cùng lớp, cùng khối, các anh chị lớp trên, tới anh chị em ruột, anh chị em họ… Kết quả là nạn nhân trong các vụ BLHĐ ở lứa tuổi học sinh phổ thông thường phải hứng chịu những trận đòn tập thể, kiểu đánh hội đồng của một nhóm, hội. Dưới góc độ tâm lý, khi học sinh phổ thông xác lập chỗ dựa cho hành vi bạo lực của mình từ nhóm bạn trong và ngoài nhà trường, thì hành vi bạo lực của các em không dừng lại ở sự thụ động do sai lệch trong nhận thức, mà mang màu sắc đậm nét của hành vi bạo lực loại chủ động. Đây là nguy cơ đáng báo động đối với tình trạng BLHĐ của học sinh phổ thông hiện nay.

S dng dưng, ngi can thip ca ngưi xung quanh

Xuất phát từ mục đích khẳng định sức mạnh bản thân, làm nhục, hạ thấp danh dự của người khác, nên phần lớn các vụ BLHĐ có nhiều nhóm tham gia thường diễn ra ở nơi thu hút sự chú ý của nhiều học sinh. Trong thực tế, có rất ít học sinh khi chứng kiến các hành vi BLHĐ dám đứng ra can thiệp, bảo vệ các nạn nhân trong cuộc. Nguyên nhân của tình trạng này do các em sợ liên lụy, sợ bị trả thù, một bộ phận học sinh coi đó là việc riêng của người khác nên không can dự vào. Sự thờ ơ, vô cảm, ngại can thiệp của những người xung quanh trong các vụ BLHĐ đã gián tiếp nuôi dưỡng, tạo điều kiện tiếp tay cho chuỗi hành vi BLHĐ tiếp theo của những học sinh phổ thông có hành vi bạo lực. Đặc biệt, sự thờ ơ, làm ngơ của những người xung quanh làm cho nạn nhân của vụ bạo lực mất niềm tin vào sự trợ giúp của người khác với vấn đề mình gặp phải. Các em dễ bế tắc và khó thoát khỏi những tổn thương về mặt tâm lý, xã hội sau những cuộc BLHĐ.

Gia đình th ơ, thiếu quan tâm

Có th nói BLHĐ đang là vn nn nhc nh trưng hc nói chung, trong đó có các trưng ph thông. Hu qu ca nó không ch gây nh hưng ti các em hc sinh, gia đình, xã hi mà còn to nên môi trưng hc tp, giáo dc không thân thin, nh hưng ti cht lưng giáo dc, đào to ca nhà trưng.

Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh. Sự thờ ơ, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con cái, đặc biệt là các em trong lứa tuổi học sinh phổ thông được xem là một “chỗ dựa” tiếp tay cho BLHĐ tồn tại và phát triển. Nhìn từ phía những học sinh gây nên hành vi BLHĐ: Cha mẹ thiếu quan tâm tới các em, khiến cho những học sinh này tự do sống và hành động tùy tiện theo sở thích bản thân, các em thoải mái thực hiện hành vi bạo lực với bạn bè mà không e ngại và không quan tâm tới cả những hình thức kỷ luật của nhà trường xử lý mình. Các em hoàn toàn không biết chịu trách nhiệm cho những hành vi lệch chuẩn của mình trước gia đình và nhà trường. Về phía những học sinh là nạn nhân của hành vi BLHĐ thì việc cha mẹ không quan tâm sát sao tới cuộc sống, học tập của các em ở trường, tạo nên khoảng cách giữa các em với chính cha mẹ của mình. Dù ở vị trí của học sinh gây ra hành vi bạo lực, hay vị trí học sinh là nạn nhân của tình trạng trên, sự thờ ơ, buông lỏng quản lý, thiếu quan tâm của gia đình đang tạo điều kiện cho tình trạng BLHĐ vẫn hiện hữu trong các trường học hiện nay.

S bàng quang, thiếu trách nhim ca mt s cơ s giáo dc

Có thể nói BLHĐ đang là vấn nạn nhức nhối ở trường học nói chung, trong đó có các trường phổ thông. Hậu quả của nó không chỉ gây ảnh hưởng tới các em học sinh, gia đình, xã hội mà còn tạo nên môi trường học tập, giáo dục không thân thiện, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Trong thực tế, để đảm bảo thành tích giảng dạy, giáo dục của nhà trường, nhiều cơ sở giáo dục chỉ thừa nhận tình trạng BLHĐ ở mức độ không nghiêm trọng và chỉ giải quyết những trường hợp không thể che giấu được. Sự chưa vào cuộc tích cực của một số cơ sở giáo dục góp phần cổ xúy tình trạng BLHĐ ở các trường phổ thông. Để giải quyết vấn đề BLHĐ ở học sinh phổ thông đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa ba lực lượng: Gia đình, nhà trường và xã hội để loại bỏ dần những nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng này, trong đó có việc xóa bỏ những “chỗ dựa” tiếp tay cổ vũ cho hành vi bạo lực của các em.

Vũ Mnh Tiến – Nguyn Văn Công

 

 

 

Bình luận (0)