Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Cần thiết khôi phục những trò chơi dân gian trong trường học

Tạp Chí Giáo Dục

1. Trường học thời chưa có điện thoại thông minh: Trước đây trong nhà trường, đến giờ nghỉ giải lao 15-20 phút sau hai tiết học có tiết mục “Thể dục giữa giờ” cho học sinh toàn trường. Bài thể dục được tập theo nhạc sôi động, nhằm tạo sự hưng phấn, vận động thân thể nhẹ nhàng để bước vào các tiết học tiếp theo. Trong các giờ giải lao khác (10 phút) hoặc khi học sinh đi học sớm, các em thường chơi nhiều trò chơi dân gian như nhảy dây (cá nhân, nhóm), đá cầu, nhảy lò cò… Tuy thời lượng không nhiều nhưng cũng có tác dụng vận động toàn thân sau một tiết ngồi một chỗ trong lớp. Bên cạnh đó, các em còn nô đùa, nói chuyện, trao đổi với nhau nên có điều kiện phát triển ngôn ngữ, tư duy và học hỏi nhau kỹ năng ứng xử. Từ đó tạo nên sự gắn kết, thân thiện, thấu hiểu giữa bạn bè lẫn nhau; tạo sự phấn chấn tinh thần để vào tiết học tiếp theo.


Theo tác gi, mun kéo hc sinh ra khi màn hình đin thoi thông minh, nhà trưng cn t chc các trò chơi đ hc sinh vn đng thân th, t đó có mt tinh thn hc tp, rèn luyn tt (nh minh ha). Ảnh: TL

2. Trường học thời có điện thoại thông minh: Nếu trường nào có tổ chức tập thể dục giữa giờ thì việc tập hợp cũng chậm chạp, bởi học sinh bây giờ không được lanh lẹ như hồi xưa. Tập xong, nếu còn thời gian thì các em vô căng tin… ăn sáng, ăn giữa buổi, uống nước, ngồi “tám” với nhau! Các giờ nghỉ giải lao khác (10 phút) thì trường học ít náo nhiệt như trước đây. Trong lớp thì mỗi em ngồi yên tại chỗ; ngoài sân thì mỗi em một góc, tay cầm điện thoại, mắt dán vào đó và bấm bấm, vuốt vuốt, nói cười, lẩm bẩm một mình không rõ lý do (học sinh THPT)! Nhiều em ghiền chơi Facebook, các trò chơi trên mạng; ít giao tiếp với bạn bè, ít chạy nhảy, xả “trét” trở nên lầm lỳ ít nói, dễ cáu gắt, trong giờ học thiếu tập trung. Không ai phủ nhận nhiều chức năng tiện lợi của điện thoại thông minh trong cuộc sống hàng ngày nhưng sử dụng như thế nào, giờ giấc, thời lượng ra sao là cả một vấn đề khoa học! Đòi hỏi người sử dụng phải có một quyết tâm, một nghị lực và có một sự cầu tiến mới đạt được hiệu quả.

3. Hãy kéo học sinh ra khỏi màn hình điện thoại thông minh: Nếu để thực trạng này kéo dài thì sẽ để lại nhiều hậu quả không tốt cho tâm lý lứa tuổi, vì tuổi học sinh phải năng động, nhanh nhạy; phải có vận động thân thể để có một tinh thần học tập, rèn luyện tốt. Trong nhà trường, ban bệ, đoàn thể rất nhiều, cần mạnh dạn nhìn ra vấn đề và có các biện pháp tích cực, hiệu quả, đưa các em ra khỏi màn hình điện thoại thông minh trong khuôn viên trường! Một trong những biện pháp đó là nên chăng khôi phục các trò chơi dân gian trong nhà trường. Trước hết nhà trường kêu gọi, yêu cầu học sinh cần tích cực vận động trong những giờ giải lao; nêu rõ ích lợi của việc vận động qua các trò chơi; hạn chế ngồi lâu một chỗ sẽ không tốt. Bên cạnh đó, Đoàn, Đội tổ chức những trò chơi trong giờ giải lao cho học sinh tham gia như đá cầu, nhảy dây, nhảy lò cò, đánh cầu lông… Cần có sự chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để dùng chung hoặc của cá nhân mang theo. Giáo viên làm gương trước, những thầy cô trẻ cũng hòa mình vào học sinh, cùng nhảy dây, đá cầu… sẽ gây sự thiện cảm, gần gũi, thấu hiểu lẫn nhau giữa thầy và trò.

Việc này không khó nếu chúng ta quyết thực hiện, quyết làm; từ từ sẽ lôi kéo nhiều học sinh cùng tham gia tạo nên một môi trường sinh động, vui tươi và đúng nghĩa của “nhà trường hạnh phúc”.

Lê Lam Hng

Bình luận (0)