Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Cần quan tâm nhiều hơn tới việc “dạy người”

Tạp Chí Giáo Dục

T trưc ti nay, song song vi vic dy ch, cung cp kiến thc, vic “dy ngưi” cho hc sinh đã đưc các nhà trưng quan tâm vi nhiu hình thc khác nhau. Tuy nhiên, trong nhng năm gn đây, đã và đang xut hin nhng hin tưng đáng quan ngi v đo đc, li sng ca mt b phn hc sinh.


Theo tác gi, giáo dc đo đc, li sng cho hc sinh là vn đ quan trng cp thiết hin nay (nh minh ha). Ảnh: Y.H

Theo đó, nhiều học sinh không xác định được cho mình động cơ học tập, mục đích sống đúng đắn, cụ thể. Đã xuất hiện những quan niệm, lối sống lệch lạc: sống thoáng, bàng quan, ích kỷ, vô cảm… Điều đáng nói là hiện tượng phạm pháp ở tuổi học sinh với những vụ việc nghiêm trọng như cướp của, giết người đã không còn cá biệt. Thực trạng trên khiến cho dư luận xã hội không khỏi băn khoăn, lo lắng. Đó thực sự là những mảng tối trong bức tranh toàn cảnh về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở các trường học hiện nay. Có thể thấy, tình trạng đáng buồn trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Trước hết là do sự thiếu cố gắng học tập, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân một bộ phận học sinh. Việc thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội dẫn đến lối sống buông thả, từ đó sa ngã. Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường mặc dù đã được chú trọng nhưng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tiêu cực đến thế giới quan, nhận thức của không ít học sinh dẫn đến những quan niệm sống lệch chuẩn, tôn sùng chủ nghĩa cá nhân và các giá trị vật chất. Mặt khác, sự buông lỏng, thiếu quản lý, thiếu quan tâm hay chiều chuộng quá mức của một số gia đình cũng làm nảy sinh ở con cái lối sống ích kỷ, đua đòi, thích hưởng thụ. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng hoạt động Đoàn – hội cấp cơ sở ở một số địa phương còn hạn chế, chưa thu hút được đông đảo học sinh tham gia các sân chơi lành mạnh, bổ ích.

Trước tình trạng bất cập, hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh hiện nay, thiết nghĩ vấn đề “dạy người” cho học sinh càng cần được chú trọng. Mỗi học sinh cần sớm xác định cho mình động cơ học tập, mục đích sống đúng đắn, từ đó ra sức rèn luyện, tu dưỡng để không ngừng hoàn thiện bản thân. Các gia đình cần thắt chặt hơn nữa công tác quản lý, giáo dục con cái; ngay từ nhỏ cần hình thành cho trẻ nhân cách, bản lĩnh sống để có thể tự đưa ra những cách hành xử phù hợp trong các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Ở nhà trường, song song với việc nâng cao chất lượng dạy và học, cần chú trọng hơn công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Lợi thế của môn học đạo đức (ở tiểu học), môn giáo dục công dân (ở THCS, THPT) cần được tận dụng tối đa, triệt để. Để có thể thu phục, giáo dục được đạo đức, nhân cách của học sinh, mỗi người giáo viên phải thực sự là một tấm gương mẫu mực về nhân cách, lối sống để học sinh noi theo. Bên cạnh đó, cần không ngừng đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên ở các cấp, đặc biệt là cấp chi đoàn nhằm thu hút rộng rãi đoàn viên tham gia các sân chơi lành mạnh, chương trình chung sức vì cộng đồng, từ đó tạo cơ hội để rèn luyện, bồi đắp lý tưởng sống đúng đắn, hoàn thiện nhân cách bản thân.

Giáo dc giá tr “hòa bình” cho hc sinh

Sự đố kỵ, ganh ghét dẫn đến mâu thuẫn giữa học sinh với nhau đều xuất phát từ việc thiếu kiềm chế, không thông hiểu về giá trị “hòa bình” như thế nào trong nhân cách con người. Những tiết học về giá trị “hòa bình” sẽ giúp học sinh hiểu hơn về bản chất thật trong con người của mình. Không đơn giản là các bài học lý thuyết về đạo đức, nhân cách mà học sinh được trải lòng mình cùng các bạn, được nghe những tâm sự cũng như câu chuyện có thật trong đời sống về những điều bất hòa mà đôi khi điều bất hòa này rất nhỏ nhưng có thể làm tổn thương đến một hoặc nhiều người chung quanh, từ đó gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và xã hội. Những điều bất hòa tưởng chừng như được hóa giải nhưng do cái “tôi”, cái “sĩ” trong con người mỗi chúng ta dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ. Vì vậy, giá trị “hòa bình” là một trong những giá trị cốt lõi của con người. Có hòa bình thì sẽ có tình yêu thương, đùm bọc, che chở và cùng giúp nhau tiến bộ. Đó là giá trị căn bản nhất mà bài học về giá trị “hòa bình” mang lại.

Dạy cho học sinh giá trị “hòa bình” bằng những bài học từ thực tiễn, bằng những trải nghiệm từ thực tế cuộc sống để các em có cái nhìn tích cực, tốt đẹp hơn và thông qua những tiết học như thế, bản thân mỗi học sinh sẽ tự điều chỉnh những hành vi của mình sao cho phù hợp với cách ứng xử mà bấy lâu nay chúng ta thường gọi: ứng xử có văn hóa. Cái ứng xử có văn hóa này, tôi cho rằng cần phải dạy và giáo dục thường xuyên cho học sinh từ những cấp học nhỏ nhất, để nó trở thành nếp văn hóa đẹp trong các em. Tuy nhiên, để có được hiệu quả thực sự từ việc giáo dục này thì người giáo viên phải dạy bằng tình yêu thương của mình. Theo đó, người giáo viên phải thể hiện được việc làm này của mình đang giúp cho học sinh điều gì? Nó không phải là việc cung cấp kiến thức cho đủ tiết, đủ giờ để các em kiểm tra là xong, mà việc giảng dạy này mang tính nhân văn rất lớn. Qua tiết học theo từng cấp độ thì bản thân học sinh sẽ tự trải nghiệm và rút ra những giá trị chân lý từ nội dung bài học và áp dụng vào thực tế cuộc sống bằng chính những hành động của mình: vị tha, đồng cảm, yêu thương; có thái độ hòa nhã, đúng mực hơn đối với các đối tượng giao tiếp. Giáo viên dạy cho học sinh những bài học bằng tình yêu thương của mình thì các em sẽ nhận tình yêu thương ấy và thể hiện lại với những người chung quanh. Và như vậy, môi trường sống sẽ lành mạnh và luôn được phát triển theo hướng tích cực hơn.

Trn Minh

Có thể khẳng định rằng, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là vấn đề quan trọng cấp thiết, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Bởi công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển đất nước giàu mạnh trong tương lai đang trông đợi rất nhiều vào những thế hệ trẻ vừa có năng lực, kiến thức vừa có nhiệt huyết, nhất là có hoài bão và lý tưởng sống đúng đắn, phù hợp.

Bùi Minh Tun

Bình luận (0)