Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đổi mới giáo dục đòi hỏi người thầy thêm nhiều kỹ năng

Tạp Chí Giáo Dục

Trong đi mi giáo dc, nhiu chuyên gia cho hay, ngưi thy cn có năng lc tiếng Anh và hiu biết v công ngh đ la chn ng dng phù hp khi chuyn đi s dy hc.


Theo các chuyên gia, giáo viên Vi
t Nam cn thêm nhiu k năng trong bi cnh đi mi hin nay

PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng (nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Giám đốc Chương trình ETEP, Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh, phương châm của chương trình mới là học qua chơi, chơi mà học, đề cao sự trải nghiệm của học sinh. Chính vì thế giáo viên phải chuyển vai trò từ người cung cấp kiến thức sang người tổ chức kiểm tra, định hướng, đặc biệt là sử dụng linh hoạt phương pháp, kỹ thuật dạy học. Đối với cán bộ quản lý, để quản lý việc dạy học trong nhà trường phải quản lý trên tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo điều kiện cho người dạy, người học được sáng tạo.

Cụ thể, PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng phân tích: Tính mở trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là trao quyền cho nhà trường, giáo viên trong việc tự xây dựng chương trình, kế hoạch nhà trường, kế hoạch dạy học trong môn học. Trong đó, vai trò của giáo viên là phải tự học, học suốt đời. Cạnh đó, vai trò của giáo viên cốt cán chính là điểm mới lần đầu tiên được Bộ GD-ĐT quy định trong thông tư chuẩn nghề nghiệp của giáo viên. Cụ thể, giáo viên cốt cán phải là người lan tỏa. Đặc biệt là việc tự học, tự bồi dưỡng ngay trong trường thông qua sinh hoạt chuyên môn… Đối với người học, phải học cách học, biết cách tự học, vận dụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn cuộc sống. Cha mẹ và cộng đồng cũng không thể đứng ngoài việc học của học sinh. Hiện nay công nghệ thông tin, thực tế ảo, thực tế tăng cường, trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng trong trường học…, làm thay đổi việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Tương tác của người học là tương tác đa chiều, vì thế, điều giáo viên cần quan tâm là làm sao tất cả sự tương tác này phải tăng cường được sự hợp tác, phản biện, qua đó phát triển tư duy người học. Nếu làm được điều này sẽ thúc đẩy được sự tự tin của học sinh. “Vấn đề đặt ra là khi chúng ta được trao quyền thì chúng ta lại lúng túng, thiếu tự tin, bởi vì chưa mạnh dạn. Có thể giáo viên mạnh dạn, tự tin nhưng lại “vướng” phải cán bộ quản lý không mở, không giao quyền, không tự chủ, không tạo điều kiện cho giáo viên sáng tạo… Ngoài ra, giáo viên dù có đủ năng lực và kỹ năng được chuẩn bị, song khi đi vào thực tế triển khai chương trình đâu đó vẫn còn băn khoăn, lăn tăn, thấy rằng mình áp lực, bản thân không tự tin…”, PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng nêu rõ.

Theo PGS.TS Nguyễn Đông Hải (nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Tennessee Wesleyan – Mỹ), khoảng 50 năm trước, người Mỹ tin rằng một giáo viên chỉ cần có kiến thức chuyên môn và kiến thức sư phạm là đủ. Đến năm 1986, một khái niệm mới được giới thiệu: Kiến thức sư phạm chuyên môn (PCK). Đó là sự giao thoa giữa kiến thức sư phạm và kiến thức chuyên môn, giúp giáo viên hiểu rõ biện pháp sư phạm nào là phù hợp để dạy nội dung chuyên môn nào. Mô hình khối kiến thức này vẫn cần thiết cho giáo viên. Tuy nhiên, thời đại phát triển thì giáo viên cần có thêm những khối kiến thức mới, ví dụ: Trong thời đại kỹ thuật số, công nghệ thông tin thì giáo viên cũng cần có thêm kiến thức sư phạm chuyên môn kỹ thuật (TPACK), tức là giáo viên phải am hiểu các phương tiện kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. “Phần kiến thức kỹ thuật giao thoa với kiến thức sư phạm giúp giáo viên biết được rằng hoạt động dạy học nào, kiến thức nào thì dùng công nghệ nào là phù hợp. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang được đặt ra rất cấp thiết với giáo viên. Tuy nhiên, sử dụng công nghệ không phải lúc nào cũng tốt cho việc dạy học, mà quan trọng là giáo viên phải biết khi nào nên dùng và khi nào không nên dùng, và nếu dùng thì công nghệ nào là phù hợp nhất. Điều này đòi hỏi giáo viên phải là người học tập suốt đời”, PGS.TS Nguyễn Đông Hải phân tích.


Ti
ếng Anh và tin hc là hai k năng mà giáo viên Vit Nam cn trang b trong bi cnh khoa hc k thut phát trin mnh m

Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Đông Hải cũng đánh giá, so với giáo viên Mỹ, giáo viên Việt Nam có rất nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, còn nhiều trở ngại khiến cho giáo viên Việt Nam chưa thể phát huy hết năng lực. Để giáo viên Việt Nam nâng tầm lên với thế giới thì cần bắt đầu từ tiếng Anh. Vì khi có trình độ tiếng Anh tốt, giáo viên sẽ học được nhiều thứ. Ở đây không đòi hỏi thầy cô phải giỏi tiếng Anh mà chỉ cần đọc được tài liệu, có kỹ năng tìm kiếm tri thức, tài liệu bằng tiếng Anh thì sẽ học được nhiều nguồn kiến thức quý giá mà không một trường lớp, khóa học nào có thể trang bị đầy đủ được.

Trong khi đó, TS. La Thị Thanh Thủy (chuyên gia đào tạo giáo viên và phát triển chương trình giáo dục phổ thông) nhận định, để nâng tầm giáo viên Việt Nam thì cần có 2 điều, đó là trình độ tiếng Anh và khả năng hiểu về công nghệ. Trong đó, cách nhanh nhất để giáo viên phát triển kỹ năng tiếng Anh đó là học tiếng Anh thông qua chuyên môn. Bởi, khó khăn hiện nay là giáo viên rất bận rộn so với nhiều ngành nghề khác, thời gian lên lớp, soạn bài, chuẩn bị bài, thời gian đọc và nâng cao trình độ chuyên môn. Thầy cô rất khó học tiếng Anh không theo phương pháp thông thường.

Với việc sử dụng công nghệ cho việc dạy học, lại liên quan đến khả năng hiểu của giáo viên về công nghệ, đánh giá được công nghệ này dùng thì có lợi như thế nào, hạn chế ra sao. Trong phạm vi giảng dạy thì công nghệ đó có được sử dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng nội dung giảng dạy hay không.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

 

 

Bình luận (0)