Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Những lớp học hạnh phúc ở trường tiểu học

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, s xut hin ca công ngh thông tin trong các tiết hc không còn xa l vi giáo viên và hc sinh trên đa bàn TP.HCM. Trong bi cnh ngành giáo dc thành ph đang đy mnh xây dng trưng hc hnh phúc, công ngh thông tin đã tr thành cu ni giúp xây dng nhng lp hc hnh phúc, to nên trưng hc hnh phúc…


Cô Hoàng Thy Thanh Tâm thiết kế bài ging đin t vui nhn, bt mt

Nhng voucher hnh phúc

Giờ học toán bảng nhân 6 tại lớp 3T1, Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.1) diễn ra đầy ắp tiếng cười. Học toán nhưng không hề khô khan, thay vào đó học sinh được tham gia nhiều trò chơi cộng điểm thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để góp phần làm nên sự vui vẻ ấy, cô Nguyễn Thị Bảo Vy (giáo viên chủ nhiệm lớp) đã đưa nhiều ứng dụng công nghệ, thiết bị giảng dạy vào tiết học. Cụ thể, máy tính của giáo viên được kết nối với màn hình tương tác trong lớp học, các ứng dụng bài giảng điện tử, phần mềm ClassDojo, phần mềm Kahoot, Quizizz, ứng dụng đám mây… trở thành công cụ kết nối bài giảng với học sinh. “Thông thường, giáo viên sẽ sử dụng từ 3 đến 5 ứng dụng, linh hoạt tùy theo nội dung, yêu cầu cần đạt của bài học. Học sinh rất thích thú tham gia các trò chơi. Nếu trong tiết học, giáo viên “kiệm” sử dụng phần mềm thì học sinh vẫn học bài đó nhưng các em sẽ không chủ động nhiều. Khi có các ứng dụng sẽ giúp tăng thêm sự vui vẻ, tích cực của học sinh, qua đó các em chủ động phát hiện và học hỏi kiến thức cho chính mình”, cô Vy cho biết.


Hc sinh lp 3T1 vui v trong gi hc toán

Cô Vy cho biết thêm, trong tiết học, giáo viên sẽ không quên thưởng điểm cho học sinh qua các hoạt động học tập thông qua bảng thi đua trên ứng dụng ClassDojo. Theo đó, giáo viên và học sinh cùng thống nhất các mục để cộng điểm thưởng trong quá trình học tập: tập trung tốt, giữ vệ sinh lớp học, tích cực tham gia hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ… Từ ứng dụng này, học sinh quan sát được điểm phấn đấu của mình, phụ huynh ngồi ở nhà cũng có thể theo dõi được quá trình học tập của con trên lớp, qua đó hỗ trợ giáo viên nhiều hơn trong việc rèn luyện học sinh. Mỗi tuần, giáo viên sẽ tổng kết để khen thưởng các sao như sao học tập, sao kỷ luật. Mỗi tháng sẽ chọn ra một học sinh có điểm cộng cao nhất, một học sinh tiến bộ nhất, một tổ nhóm cao điểm nhất để quay số trên phần mềm. Các phần thưởng quay số cũng do chính học sinh đề ra, có thể là bút mực, cục gôm, cây thước, kẹp tóc… Đặc biệt, còn là những voucher tinh thần mà học sinh rất thích: voucher điều khiển giờ giải lao nếu trong giờ giải lao hôm đó các em muốn xem một bộ phim hoạt hình; voucher vị trí chỗ ngồi – em muốn ngồi kế bạn thân của em lắm; voucher kể chuyện em nghe – giáo viên sẽ kể cho học sinh nghe một câu chuyện vào giờ ngủ trưa; voucher ăn vặt… “Mới đây, một học sinh quay được voucher vị trí chỗ ngồi, em đã được chuyển qua ngồi kế bạn thân. Từ những voucher tinh thần này, học sinh thích thú rất nhiều, các em nỗ lực phấn đấu để đạt được voucher đó. Ý thức học tập của các em từ đó cũng được nâng cao hơn rất nhiều. Đầu giờ học, giáo viên không phải nhắc nhở gì nhiều, chỉ cần mở bảng điểm cộng lên là các em tự giác vào chỗ ngồi, chuẩn bị tiết học. Đặc biệt là học sinh thực sự cảm thấy vui vẻ trong các hoạt động học tập, tự bản thân các em phát hiện ra kiến thức bài học, giúp nhớ lâu hơn, vui vẻ tham gia hơn”, cô Vy chia sẻ.

Tt c hc sinh trong lp đu đưc… làm lp trưng

Mỗi tuần, lớp 4T1 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.1) sẽ có một lớp trưởng mới. Bằng hình thức này, cô Hoàng Thụy Thanh Tâm (giáo viên chủ nhiệm lớp) đã rèn cho học sinh trong lớp tính kỷ luật hiệu quả nhưng lại rất nhẹ nhàng. “Lớp 4T1 có 39 học sinh, với 35 tuần học thì sẽ có  4-5 em không được làm lớp trưởng, các em sẽ được phụ trách các nhiệm vụ khác do giáo viên giao như lớp phó học tập, lớp phó lao động… Có những học sinh rất quậy, nói chuyện rất nhiều nhưng khi được giáo viên giao nhiệm vụ làm lớp trưởng thì các em tự ý thức, gương mẫu trong học tập”, cô Tâm cho hay.

“Lp hc hnh phúc, trưng hc hnh phúc ch đơn gin là làm sao giúp hc sinh thích đưc đến trưng, thoi mái và ch đng trong vic hc. Tâm lý hc sinh thoi mái thì rt d tiếp thu bài. Giáo viên đến lp vi tâm trng tích cc thì s truyn ti đưc năng lưng đó cho hc sinh; ngưc li, các em cũng s truyn năng lưng tích cc đến cho giáo viên”, cô Lê Thanh Hương (Hiu trưng Trưng Tiu hc Trn Hưng Đo, Q.1) nói.

Cô Nguyn Th Bo Vy đang tính đim cng cho hc sinh trong tiết hc

Tạo cho học sinh sự thoải mái, nhẹ nhàng khi đến lớp là mục tiêu được cô Tâm đặt ra trong năm học này. Vì vậy, ngay trong buổi sinh hoạt đầu năm học, chủ đề “lớp học hạnh phúc” đã được giáo viên và học sinh mang ra thảo luận, thống nhất xây dựng. Theo đó, học sinh được viết ra những mong muốn về thầy cô, trường lớp và ba mẹ, giáo viên nhìn vào đó để nắm bắt thêm tâm tư nguyện vọng của từng em. Nội quy lớp, nội quy nhóm được thầy trò cùng nhau xây dựng. Để hiện thực hóa lớp học hạnh phúc, mỗi tiết học luôn được cô Tâm bắt đầu với phần khởi động đầy hứng khởi. Có khi giáo viên và học sinh cùng hát một bài hát đã học hôm trước, có khi tổ chức các trò chơi để cả lớp cùng ôn lại bài cũ. Tiết học được thiết kế thêm các hoạt động thảo luận nhóm, sắm vai trong nhiều tình huống… “Tâm lý của học sinh rất thích được khen. Vì thế, lớp học hạnh phúc thì không thể thiếu vắng sự ngợi khen học sinh. Khi các em có sự tiến bộ, giáo viên sẽ khen ngay, thậm chí có thể nhắn tin khen học sinh với phụ huynh, khi về nhà các em lại có thêm nguồn khen nữa từ ba mẹ, như vậy các em sẽ thêm cố gắng. Việc khen thưởng có thể theo từng tháng khi tổng kết các hoạt động lớp, kết hợp với khen thưởng đột xuất khi học sinh có sự tiến bộ. Giáo viên sẽ tặng học sinh đồ dùng học tập, sticker, sổ tay… Chỉ cần một học sinh ít giơ tay phát biểu nhưng ngày hôm đó lại giơ tay thì lập tức giáo viên sẽ khen liền”, cô Tâm chia sẻ.


Hc sinh lp 4T1 thích thú, hào hng trong tiết hc

Để học sinh tích cực tham gia vào bài học, cô Tâm cho biết chính bản thân giáo viên phải thu hút được học sinh vào bài giảng của mình qua thiết kế bài giảng điện tử cho đến phương pháp giảng dạy. Bài giảng điện tử phải được thiết kế đẹp mắt, chỉn chu, dễ thương vì học sinh đang trong độ tuổi quan sát, rất thích những gì gần gũi với các em. Những hoạt động nhỏ lồng ghép trong bài học phải đa dạng, thu hút học sinh. Trong tiết học, các ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng linh hoạt, có lựa chọn. Công nghệ giúp giáo viên mở ra thêm sự thú vị trong bài học, cho học sinh tham gia vào tiết học qua các trò chơi, tương tác với giáo viên và cả phụ huynh trong việc học.

Đặc biệt, theo cô Tâm, học sinh luôn được khuyến khích bày tỏ quan điểm, khi các em trả lời sai, giáo viên sẽ không la mắng mà động viên, tạo cho các em sự thoải mái nhất. Khi các em thấy được khuyến khích, ghi nhận thì sẽ tự tin, hào hứng tham gia vào tiết học hơn. Ngoài ra, thay vì chỉ giáo viên được nhận xét học sinh thì thầy cô “trao quyền” cho học sinh tự nhận xét bạn trong các hoạt động để các em có sự gắn kết, chia sẻ, thấu hiểu nhau hơn. “Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mang đến nhiều thuận lợi để giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc. Cụ thể, chương trình trao quyền cho giáo viên trong sáng tạo phương pháp, cách thức tổ chức giảng dạy, qua đó giúp học sinh có nhiều cơ hội để phát huy năng lực, sở trường riêng của các em, theo đúng mục tiêu lấy học sinh là trung tâm”, cô Tâm nhìn nhận.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)