Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chung tay bảo vệ môi trường

Tạp Chí Giáo Dục

Từ nhng vt dng tưng chng b đi, cô và trò Trưng Mm non Bình Minh (qun Hi Châu, Đà Nng) đã sáng to nên nhng tuyt phm ng dng trong dy hc. Qua đó gi đi thông đip nhà trưng và xã hội cùng chung tay bo v môi trưng.

Đ gia dng phế thi đưc cô và trò Trưng Mm non Bình Minh biến thành vt dng hu ích 

Thi hn vào phế liu

Khi bước vào khuôn viên sân trường, “đập” vào mắt chúng tôi là những bình, chậu hoa xanh tươi rất bắt mắt, tạo nên cảm giác mát rượi, yên bình. Cô Huỳnh Thị Bích Vân (Phó Hiệu trưởng nhà trường) dẫn chúng tôi đi một vòng sân trường, bảo: “Tất cả những chậu hoa trang trí ở sân đều được làm từ vật dụng tái chế. Đây là công sức của giáo viên, phụ huynh và học sinh cùng chung tay tạo ra”. Theo hướng tay chỉ của cô Vân, những vật dụng thân quen đã hư hỏng như chiếc mũ bảo hiểm, nồi cơm điện, ấm nấu nước, giày dép nhựa…, đều được vẽ trang trí rất đẹp mắt, bên trong trồng từng khóm hoa đang nở rộ. Cô Vân bảo, để ra những thành phẩm ấy, bắt đầu từ ý tưởng của cô Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Thư Trâm. Tiếp đó cô Trâm truyền đạt lại cho các giáo viên và cùng phát động phong trào xin đồ gia dụng không còn sử dụng được từ phụ huynh. Đồ gia dụng sau khi được tập trung lại, tập thể giáo viên dành thời gian kì cọ, chùi rửa thật sạch, phơi khô và xịt sơn trắng. Sau đó những vật dụng ấy được phân chia về cho các lớp, rồi thông báo cho phụ huynh đến đón con sớm hơn ngày thường để thực hiện trang trí, trồng cây. Đây được xem như là hoạt động ngoại khóa của từng lớp có sự tương tác của phụ huynh và học sinh. “Ví dụ, nhà trường quy định đón trẻ lúc 16 giờ 30 thì vào một buổi nào đó, cô giáo thông báo để phụ huynh nếu rảnh sẽ tới lúc 16 giờ, cùng con và cô giáo trang trí đồ gia dụng trên trước khi về”, cô Vân nói.  

Cô Lê Phan Quỳnh Chi (giáo viên đứng lớp mẫu giáo nhỡ) cho biết nhiều phụ huynh rất nhiệt tình và khéo tay. Chính họ đã vẽ họa tiết trang trí trên các vật dụng rất đẹp trước khi trồng vào đó những cây xanh. Sản phẩm sau khi hoàn thành, nhìn vào ai cũng ngỡ ngàng. Bản thân giáo viên thì thấy hạnh phúc hơn, dù để tổ chức được những buổi chung tay ấy là khá vất vả.

Giáo dc ý thc bo v môi trưng

Cô Huỳnh Thị Bích Vân cho biết việc phát triển ý tưởng sử dụng đồ gia dụng tái chế không chỉ là một hoạt động ngoại khóa của nhà trường giúp giáo viên và học sinh phát huy sự sáng tạo, bổ sung thêm vào bộ sưu tập đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mà còn là một hoạt động hữu ích, thông qua đó góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong giáo viên, học sinh, phụ huynh và lan tỏa ra xã hội.

Mỗi vật dụng tưởng chừng bỏ đi ấy khi qua tay các giáo viên, học sinh và phụ huynh đã trở thành những sản phẩm đầy sáng tạo. Đơn cử như những thùng sơn trở thành bộ bàn ghế đặt trong lớp học làm nơi sinh hoạt của trẻ; lốp xe cũ được sơn bằng nhiều gam màu, họa tiết đáng yêu trở thành bàn để đồ chơi, bậc tam cấp, lối đi trong sân trường; chiếc quạt cũ biến thành thiết bị dạy các kỹ năng cho trẻ… Cô Nguyễn Quốc Thư Trâm (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết hoạt động trên cũng là sáng kiến kinh nghiệm được triển khai từ cuối năm 2016. Ý tưởng này đã nhận sự hưởng ứng nhiệt tình từ giáo viên, nhân viên và phụ huynh. Đây không phải là sáng kiến kinh nghiệm thân thiện với môi trường đầu tiên của trường, trước đó, trường từng đoạt giải sáng kiến kinh nghiệm thân thiện với môi trường làm từ tre trúc.

Năm 2017, trong chuyến thăm Đà Nẵng, lãnh đạo Trường Trung học khoa học Yokohama (Nhật Bản) đã đến tham quan Trường Mầm non Bình Minh. Và ngày 20-9-2018, lãnh đạo trường này đưa 10 học sinh xuất sắc trở lại thăm trường Bình Minh. Lần này, họ đề nghị trường Bình Minh chia sẻ cách tái sử dụng rác thải thành những vật dụng thân thiện môi trường cho học sinh trường mình tham khảo. Thầy và trò Trường Trung học khoa học Yokohama đánh giá cao tính hiệu quả của mô hình tái sử dụng rác thải, sáng kiến này còn có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, yêu thích trồng cây xanh.

Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)