Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Không để khó khăn trở thành rào cản

Tạp Chí Giáo Dục

Ln đu tiên, nhng môn hc: Hot đng tri nghim hưng nghip; lch s – đa lý, khoa hc t nhiên s đưc bt đu trin khai khi lp 6 t năm hc 2021-2022 theo Chương trình GDPT 2018.


S ch đng trong đi mi đã giúp các đa phương hóa gii các khó khăn khi thc hin chương trình mi

Ngoài các môn học mới, Chương trình GDPT 2018, SGK mới còn đòi hỏi sự chủ động, linh hoạt của giáo viên để “làm chủ” được chương trình, không bị gò bó, lệ thuộc vào SGK, phát huy tối đa sự mềm dẻo, tính mở mà chương trình đặt ra, giúp học sinh vừa học, vừa trải nghiệm.

Nhìn từ thực tế TP.HCM, dù còn nhiều khó khăn, thách thức khi triển khai chương trình, song chính sự chủ động trong tiếp cận đổi mới dạy và học, ưu tiên dành nguồn lực cho chương trình mới của các nhà trường, địa phương, những khó khăn đã không còn là rào cản, đổi mới không còn là thách thức…

Đi mi không còn là thách thc

Tại TP.HCM, để chuẩn bị cho năm học “của những môn học mới”, các trường THCS, giáo viên đã có nhiều nỗ lực dài hơi, từ khâu chuẩn bị về nhân lực; bồi dưỡng, nghiên cứu chương trình, SGK; cho đến thay đổi phương thức tiếp cận bộ môn. Trước thềm năm học mới trong bối cảnh dịch Covid-19, còn đó ngổn ngang những nỗi lo song nhiều giáo viên và nhà trường bày tỏ sự tin tưởng, sẵn sàng tâm thế cho một năm học nhiều thách thức, toan lo.

Trường THCS Trần Quốc Toản 1 (TP.Thủ Đức), nhiều năm nay, học sinh đã không còn xa lạ với phương pháp dạy học theo chủ đề, tích hợp liên môn. Các tiết học có sự góp mặt của “nhiều môn học” hay “gộp” vài bài học cùng chủ đề được giáo viên nhà trường linh hoạt thực hiện theo từng khối lớp, từng bộ môn, từng đối tượng học sinh.

Cô Nguyễn Thị Thu Hằng (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, cách thức giảng dạy này được nhà trường xây dựng trong vài năm trở lại đây, giúp giáo viên từng bước làm quen với đổi mới, tiếp cận học sinh, là bước chuẩn bị để thực hiện chương trình mới, SGK mới. “Đầu năm học, giáo viên các tổ chuyên môn nhà trường sẽ “cùng ngồi xuống”, tìm ra những điểm chung có thể kết hợp một cách linh hoạt để giảng dạy cho học sinh. Thầy cô cùng nghiên cứu kỹ càng bài dạy, tính toán xem bài học nào, khối lượng kiến thức nào có thể kết hợp dạy theo chủ đề, dạy tích hợp liên môn cho học sinh. Sau vài năm, từ chỗ mày mò triển khai, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa làm vừa mời chuyên gia về tập huấn hay cử giáo viên đi bồi dưỡng, đến nay, các phương thức này đã trở nên quen thuộc với giáo viên nhà trường”.

Theo cô Hằng, chính tư duy chủ động đã tạo nền tảng vững chắc để đội ngũ nhà trường mạnh dạn bước vào đổi mới. Cùng với quá trình tập huấn, bồi dưỡng về chương trình mới, SGK mới cũng như việc tự bản thân giáo viên nghiêm túc tự nghiên cứu, học tập nâng cao chuyên môn, hiện nay đổi mới đã thành tư duy, thay thế cho lối mòn cũ, tạo nên làn sóng đổi mới mạnh mẽ trong toàn trường…

Tương tự, tại Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3), ngay từ sớm, các phương pháp dạy học tích cực, dạy học liên môn, dạy học theo chủ đề… đã được giáo viên mạnh dạn triển khai trong nhiều môn học, ở nhiều khối lớp. Đặc biệt, nội dung giáo dục trải nghiệm được nhà trường thực hiện khá bài bản thông qua các giờ học trải nghiệm sáng tạo, CLB hay nội dung giáo dục STEM. Từ việc được làm quen sớm với các phương thức giảng dạy mới, cô Phạm Thanh Xuân (giáo viên ngữ văn nhà trường) cho biết, dù hiện nay nhà trường chưa phân công giáo viên phụ trách giảng dạy lớp 6 năm học tới song tinh thần là giáo viên nào cũng có thể “tự tin” đứng lớp chương trình mới, SGK mới.

Cô Xuân nhận định, chương trình mới tạo điều kiện cho giáo viên được “toàn quyền” thiết kế các phương pháp tiếp cận bài học theo hướng hình thành sự chủ động, tích cực, trang bị kỹ năng cho học sinh. Do đó, khi bản thân giáo viên tự mình mạnh dạn “bước qua” được lối mòn trong giảng dạy thì đã sẵn sàng bước vào đổi mới.

Hóa gii nhng thách thc

Một trong những thách thức lớn nhất mà TP.HCM gặp phải khi triển khai Chương trình GDPT 2018, SGK mới đó cơ sở vật chất và hệ thống trường lớp chưa theo kịp được tốc độ gia tăng dân số cơ học hàng năm của TP, dẫn đến mục tiêu “phủ” 100% học sinh học chương trình mới, SGK mới được học 2 buổi/ngày trên toàn TP bị đứt gãy ở nhiều quận, huyện. Cạnh đó, sĩ số học sinh/lớp ở một số quận huyện nóng còn “vượt ngưỡng” cũng trở thành khó khăn khi giáo viên đứng lớp thực hiện chương trình.

Thực tế là vậy, song với quan điểm “không để khó khăn trở thành rào cản” trong thực hiện và triển khai chương trình mới, SGK mới, mỗi địa phương đều linh hoạt xây dựng những phương án, trong đó đưa ra các bài toán cụ thể để giải quyết những khó khăn, ưu tiên dành mọi nguồn lực để thực hiện chương trình mới.

Năm học 2021-2022, Q.1 đặt mục tiêu đảm bảo 100% học sinh tiểu học trên địa bàn quận được học 2 buổi/ngày, khuyến khích các trường THCS ưu tiên tổ chức cho học sinh lớp 6 được học 2 buổi/ ngày. Quận này cũng quan tâm thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư, sửa chữa trường học trên địa bàn quận, phấn đấu hoàn thiện trong dịp hè để tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho các nhà trường bước vào năm học mới. Về đội ngũ giáo viên phục vụ chương trình mới, lãnh đạo Phòng GD-ĐT Q.1 cho hay, quận luôn chú trọng chọn lựa những giáo viên có năng lực tốt nhất để “đứng lớp” thực hiện chương trình, đặc biệt là giáo viên ở các bộ môn mới.

Thời gian này, Q.12 đang khẩn trương tổ chức bồi dưỡng về SGK cho đội ngũ giáo viên lớp 6 thực hiện chương trình mới, SGK mới năm học 2021-2022. Đánh giá tầm quan trọng của chương trình bồi dưỡng trong việc triển khai hiệu quả chương trình mới, bà Nguyễn Thị Minh Thảo (Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.12) yêu cầu hiệu trưởng các trường THCS rà soát các điều kiện nhân sự, chuẩn bị cơ sở vật chất phòng học, thiết bị đường truyền trực tuyến, nhằm đáp ứng thật tốt các yêu cầu bồi dưỡng. Đồng thời, giao hiệu trưởng các trường THCS có trách nhiệm phân công cán bộ, giáo viên theo dõi giám sát tiến độ, kiểm tra đôn đốc giáo viên hoàn thành nội dung tự nghiên cứu thông qua tài khoản trường trên hệ thống LMS; số lượng và chất lượng các buổi bồi dưỡng trực tuyến, trực tiếp.

Q.12 hàng năm đều được biết đến là điểm nóng vì áp lực học sinh đầu cấp, sĩ số học sinh/lớp đông. Năm học 2020-2021, toàn quận có tới hơn 11.000 học sinh lớp 1 song địa phương này cũng nỗ lực đưa tỷ lệ học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày lên mức 40,4%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ chung toàn quận là 27,7%. Tiếp tục thực hiện chương trình mới trong năm học 2021-2022, lãnh đạo quận này cho biết, vẫn với tinh thần dành mọi nguồn lực để triển khai chương trình mới, quận cũng sẽ linh hoạt “co kéo”, tùy từng đặc thù từng đơn vị để nâng tỷ lệ học 2 buổi/ngày đối với các khối lớp thực hiện chương trình mới, SGK mới.

Đ Giang Quân

 

Bình luận (0)