Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Sinh viên xem kỹ năng mềm là… môn phụ

Tạp Chí Giáo Dục

Kho sát năm 2015 cho thy có 85% sinh viên th ơ, hiu sai v vic hc và rèn luyn k năng mm thm chí xem đây là môn hc ph, không cn thiết, có hay không cũng không quan trng…

Sinh viên Trưng ĐH Công nghip thc phm TP.HCM trong mt hot đng trang b k năng mm

Khảo sát được thực hiện trên sinh viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, được ThS. Hoàng Thị Thoa (Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM) nêu ra điều này tại hội thảo “Đào tạo kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” do trường ĐH này phối hợp Trường ĐH Tài chính – Marketing vừa tổ chức.

Cao siêu, ngi tiếp cn?

Theo ThS. Thoa, một bộ phận sinh viên khác lại xem kỹ năng mềm là thứ gì đó rất cao siêu, ngại tiếp cận. “Ngay khi bước vào giảng đường, rất nhiều sinh viên bỡ ngỡ, không theo kịp chương trình học do thiếu kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Những kỹ năng cơ bản của người học như đọc sách, tìm tài liệu, khai thác thông tin từ internet… các bạn đều không có. Không ít sinh viên hụt hẫng, tụt dốc và bỏ dở việc học nửa chừng mặc dù trước đây họ đều là học sinh khá, giỏi” – ThS. Thoa nêu thực trạng.

Sự yếu kém về kỹ năng mềm thể hiện rõ nhất ở sinh viên chính là tinh thần kỷ luật và ý thức làm chủ bản thân. Hơn 70% sinh viên của trường từ các tỉnh, phải sống xa nhà, thiếu sự kèm cặp, quản lý của gia đình, cuộc sống tự do với nhiều cám dỗ, nhiều khó khăn, thiếu thốn tình cảm, sự khó khăn về tài chính… cộng với thiếu kỹ năng mềm và kinh nghiệm sống đã làm cho không ít em sa đà vào các tệ nạn xã hội, yêu sớm, sống thử và nạo phá thai ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý, việc học. Nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích do trường tổ chức nhưng rất ít sinh viên tham gia. Do vậy, các em không ý thức được trách nhiệm và tầm quan trọng của các cam kết cá nhân. Sau khi tốt nghiệp sinh viên rất khó khăn khi tìm kiếm việc làm, không xác định được công việc mình muốn, mình cần; không biết chuẩn bị hồ sơ tìm việc dẫn đến phần lớn bị loại khi gặp nhà tuyển dụng. Một số sinh viên vượt qua được vòng phỏng vấn nhưng lại không hòa nhập được môi trường làm việc, không có khả năng làm việc nhóm, không có tinh thần cộng tác với đồng nghiệp, không biết lập kế hoạch, sắp xếp công việc, thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh trong giao tiếp công sở…

Phỏng vấn nhanh của giảng viên Nguyễn Ngọc Diệp (Trường ĐH Trà Vinh) cũng đưa ra một con số bất ngờ, tới 70% sinh viên học kỹ năng mềm vì tâm lý… qua môn, cho đủ chuẩn tốt nghiệp. Chỉ 30% còn lại cảm thấy thích thú, mong muốn được học nhiều kỹ năng hơn. Tuy không đưa ra những con số chính thức nhưng tại hội thảo, đại diện nhiều trường khác cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập của việc trang bị kỹ năng mềm trong sinh viên diễn ra tương tự tại đơn vị họ.

Cn gn vi nhu cu thc tế

Từ những thực trạng, vấn đề đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên được tập trung đề cập. Ông Lê Đức Thọ (Trường CĐ Nghề Đà Nẵng) nhìn nhận, thời lượng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại các trường ĐH-CĐ hiện nay còn quá ít, chưa có chương trình khung thống nhất. Phương pháp đào tạo chưa có sự đổi mới, ít các hoạt động ngoại khóa nên chưa thực sự tạo hứng thú cho sinh viên. Sinh viên chủ yếu tiếp nhận kiến thức thông qua… nghe giảng, khâu thực hành là rất ít hoặc thậm chí… không có. Ông Thọ đặt vấn đề tăng thời lượng thực tập thực tế cho sinh viên tại các công ty, doanh nghiệp, giúp các em hiểu thêm thực tiễn hoạt động ngành nghề, nhận ra những kỹ năng nào còn thiếu để tự động trang bị.

Các trường cũng cho rằng, hoạt động đào tạo kỹ năng mềm phải xuất phát từ nhu cầu sinh viên và nhu cầu của thị trường lao động. Sinh viên chỉ có thể tích cực tham gia học tập nếu những kiến thức và kỹ năng mềm đó là hữu ích, cần thiết với nghề nghiệp tương lai của họ. Đào tạo kỹ năng mềm cần thực hiện lâu dài, xuyên suốt, gắn liền các hoạt động, tích hợp ứng dụng trong từng môn học, qua đó mỗi sinh viên đều phải thực hành những hành động tích cực để tạo thành thói quen và kỹ năng. Cần tạo nhiều sân chơi, nhiều hoạt động bổ trợ để sinh viên được thể hiện những kỹ năng mềm sau khi học.

Về khía cạnh người dạy, ThS. Hoàng Thị Thoa cho rằng giảng dạy kỹ năng mềm khác nhiều so với dạy các môn khoa học thuần túy, đòi hỏi người giảng viên phải có kiến thức chuyên môn, am hiểu tâm lý lứa tuổi, có kinh nghiệm và sự trải nghiệm thực tế, có uy tín và địa vị trong những lĩnh vực cụ thể. Người giảng viên không đơn thuần là nhà khoa học, nhà sư phạm mà còn có thể là diễn giả, chuyên gia, doanh nhân… có khả năng truyền “lửa” và đam mê cho người học”.

Thc Trân

Bình luận (0)