Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Học xã hội, theo tự nhiên được không?

Tạp Chí Giáo Dục

Chn ngành theo s thích hay năng lc? La chn ngành như thế nào đ không “đng ngoài” cuc cách mng công nghip 4.0?… Nhng băn khoăn trên đu đưc gii đáp trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 11 năm hc 2018-2019, do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp vi S GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM t chc 3 trưng THPT trên đa bàn huyn C Chi (Trung Phú, Phú Hòa, C Chi) va qua.

TS. Nguyn Đc Nghĩa (Phó Ch tch Hip hi các trưng ĐH, CĐ Vit Nam) chia s vi các em hc sinh Trưng THPT Phú Hòa v nhng hưng đi sau khi tt nhip THPT

Chương trình có sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Trong chương trình, ngoài kiến thức về ngành nghề, các em học sinh còn được trang bị những kỹ năng “khai phá năng lực bản thân”, các hướng đi có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT…

Đã hc là phi hc tht tt

Nói về những hướng đi sau khi tốt nhiệp THPT, TS. Nguyễn Đức Nghĩa (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho biết vào ĐH không phải là con đường duy nhất mà còn rất nhiều ngã rẽ khác nhau để học sinh lựa chọn phù hợp với bản thân như vào CĐ, TCCN, trường nghề, hoặc du học. “Hiện nay, phần lớn học sinh vẫn có xu hướng lựa chọn vào trường ĐH. Tỷ lệ xét tuyển vào các trường CĐ, TC còn ít, đặc biệt vào trường nghề thì rất thấp. Thế nhưng, tỷ lệ học sinh đi du học lại chiếm rất cao khi có tới 150 ngàn du học sinh đang học tập ở nước ngoài”, TS. Nguyễn Đức Nghĩa thông tin.

Về phương thức xét tuyển, TS. Nguyễn Đức Nghĩa cho hay đa phần các trường sẽ dùng điểm thi THPT quốc gia để xét tuyển vào ĐH, CĐ. Bên cạnh đó, nhiều trường còn dùng thêm hình thức xét tuyển bằng điểm học bạ THPT, hoặc là kỳ thi đánh giá năng lực. “Càng nhiều hình thức xét tuyển thì càng tăng thêm cơ hội học tập, lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên, quan trọng nhất là ngay từ bây giờ các em phải học thật tốt để có thể lựa chọn cho mình một hình thức xét tuyển phù hợp”, TS. Nguyễn Đức Nghĩa khuyên.

Về quy chế và đề thi THPT quốc gia 2019, theo TS. Nguyễn Đức Nghĩa, tính đến thời điểm này mọi thứ vẫn phải chờ Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, trên tinh thần kiến thức đề thi chủ yếu là chương trình lớp 12; kiến thức lớp 10 và lớp 11 sẽ có nhưng chưa biết tỷ lệ chiếm bao nhiêu %.

Đưa ra dự báo về thị trường lao động trong thời gian tới, ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) cho rằng đó sẽ là “thời của những người có bằng cấp và có năng lực”. “Trong xu thế hội nhập đòi hỏi lao động chất lượng cao không chỉ có kiến thức mà còn phải có kỹ năng và ngoại ngữ, nếu không tự trang bị cho mình các kiến thức, kỹ năng thì các em có thể thua ngay trên sân nhà”, ông Trần Anh Tuấn cảnh báo.

Theo ông Trần Anh Tuấn, trong thời đại 4.0, máy móc đang “hăm dọa” thay thế con người nhưng cùng với đó, xu thế việc làm lại rất mới và rộng mở. Nhiều ngành nghề truyền thống kết hợp với CNTT tạo ra những ngành nghề mới bên cạnh một số ngành nghề tập trung chiến lược đang “khát” nhân lực như: nông nghiệp cao, công nghiệp tự động hóa, công nghiệp chế biến, dinh dưỡng, y sinh… Thực tế cho thấy hiện nay tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp đang giảm dần do sự lựa chọn, định hướng đúng đắn ngay từ đầu. “Chọn học ĐH, CĐ hay TC cũng đều có ý nghĩa khi các em xây dựng cho mình một giá trị hành nghề riêng. Quan trọng nhất là ngay từ bây giờ, các em phải biết được mình phù hợp với ngành nghề nào. Và khi đã học là phải học cho thật tốt, học phải ra học. Đừng quá lo ngại ngành nghề mình học ra trường có việc làm hay không, bởi cơ hội nằm ở chính bản thân mình”, ông Trần Anh Tuấn phân tích.

Hc xã hi, theo t nhiên đưc không?

Trước băn khoăn của học sinh 3 trường về việc “học tốt các môn xã hội nhưng lại yêu thích khối ngành tự nhiên thì theo đuổi được không?”. Điều này, theo các chuyên gia tư vấn là “hoàn toàn được”. Tuy nhiên, cần có sự cân nhắc khi lựa chọn và đã lựa chọn thì phải mạnh dạn thay đổi bản thân. “Khối ngành tự nhiên chiếm đa phần so với khối ngành xã hội, đồng nghĩa cơ hội việc làm cũng lớn hơn. Nói như thế không có nghĩa là lựa chọn khối ngành xã hội là cơ hội việc làm ít. Các em đừng quá so đo cái ít – cái nhiều mà trên hết là quan tâm mình lựa chọn ngành nào và phải hết mình với ngành đó”, ông Trần Anh Tuấn chia sẻ.

Về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Nghĩa cho biết theo khối ngành nào cũng sẽ gắn liền với việc các em lựa chọn bài thi. Do đó, các em lưu ý chỉ nên lựa chọn một bài thi theo ngành mà mình muốn học sau này. “Thông thường, trên 90% học sinh lựa chọn khối thi tự nhiên. Còn khối xã hội dù ít ngành đào tạo nhưng chỉ tiêu lại rất nhiều. Quan trọng là các em cân nhắc chọn ngành để lựa chọn bài thi, môn thi xét tuyển”, TS. Nguyễn Đức Nghĩa nói.

Ngành logistics trong thời đại 4.0

Trước thắc mắc của học sinh về ngành logistics trong thời đại 4.0 sẽ biến động và thay đổi như thế nào từ đào tạo cho đến cơ hội việc làm, ThS. Trương Thị Ngọc Bích (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM) trả lời: Logistics là một ngành đã phát triển từ rất lâu trên thế giới cùng với ngành kinh doanh. Tại Việt Nam, logistics được coi là một ngành non trẻ khi chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, dù khá mới mẻ nhưng ngành này đang chứng tỏ sức hút và chỗ đứng của mình trong cơ hội việc làm. Ngành logistics đào tạo về vận tải, dòng vận chuyển hàng hóa, bảo lưu về vận tải, hàng hóa, các kiến thức về Luật Kinh tế, xuất nhập khẩu. Nói cách khác là mạng lưới vòng tròn trong dịch vụ hàng hóa nên có thể làm việc tại các doanh nghiệp vận tải, chính sách hàng hóa hoặc liên quan đến quản trị kinh doanh.

Hc sinh Trưng THPT Trung Phú đt câu hi cho ban tư vn

Tại Việt Nam, theo tính toán, nhóm ngành logistics đang rất khan hiếm về nhân lực. Hàng năm, chỉ tính riêng tại TP.HCM phải tuyển mới thêm 1.500 nhân lực về ngành này và hiện cung không đủ cầu. Do vậy, có thể khẳng định rằng trong thời đại 4.0, ngành logistics sẽ càng phát triển, càng đòi hỏi sự đột phá của con người, đồng nghĩa với cơ hội việc làm sẽ càng rộng mở.

Đ Yến

Bổ sung thêm, ThS. Nguyễn Đình Đương (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho rằng bản thân mỗi người đều có những tố chất để phù hợp với những ngành nghề nhất định. Do đó, các em cần căn cứ vào năng lực của bản thân ở các môn học để lựa chọn ngành nghề. Dù vậy, học giỏi một số môn chủ lực cũng chỉ là một lợi thế để làm nền tảng khi bước vào ĐH. “Các em phải biết phát huy thế mạnh của mình để lựa chọn khối ngành học cho tốt. Và khi đã chọn rồi thì hãy chỉ đi về phía trước”, ThS. Nguyễn Đình Đương khuyên.

Nghiêm túc là… giá tr hành ngh

Theo chuyên gia tâm lý Vũ Thiện Toàn, sở dĩ lao động Việt Nam thiếu độ cạnh tranh với lao động nước ngoài là do thua về thái độ làm việc – thường thiếu nghiêm túc và tính kỷ luật yếu. “Thời đại lao động dịch chuyển, lao động chất lượng cao có chuyên môn có thể làm việc ở bất cứ quốc gia nào thì những lao động yếu kém về tay nghề sẽ bị đào thải. Nếu các em không có sự nghiêm túc, không xây dựng cho chính mình tính kỷ luật thì các em cũng sẽ bị thất nghiệp ngay trên quê hương mình”, ông Vũ Thiện Toàn nói.

Về băn khoăn lựa chọn ngành nghề theo sở thích hay năng lực, ông Vũ Thiện Toàn cho biết cả hai yếu tố trên đều là những “kênh” để các em làm căn cứ lựa chọn ngành nghề phù hợp. Bên cạnh đó, để tìm ra một ngành nghề hợp với mình, các em còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác như tố chất ngành học, phẩm chất của bản thân. Thậm chí, nhiều ngành nghề còn phải dựa vào quan điểm của bản thân và gia đình. “Muốn hiểu rõ thì các em nên mạnh dạn đi tìm những trải nghiệm. Cụ thể, muốn theo ngành y thì vào bệnh viện tham quan, theo ngành cơ khí thì ra xưởng cơ khí, theo ngành sư phạm thì nhìn chính thầy cô mình… Tự tạo ra cho mình những trải nghiệm là cách tốt nhất biết mình phù hợp với ngành nghề nào để không phải mất thời gian thích nghi với nghề sau này”, ông Vũ Thiện Toàn gợi ý.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)