Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dự thảo giáo dục phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn: Tránh cưỡi ngựa xem hoa

Tạp Chí Giáo Dục

Thành lp Ban ch đo phòng cháy, cha cháy (PCCC) và cu nn cu h ti các cơ s giáo dc (GD); Quy đnh rõ v trang thiết b ging dy và thc hành PCCC, cu nn cu h tng bc hc (bao gm c bc mm non (MN)) theo nhng ni dung c th và yêu cu đt đưc trong tng cp; Cp giy chng nhn hoàn thành khóa hun luyn khi đáp ng yêu cu… là nhng đim mi đáng chú ý trong D tho thông tư lng ghép kiến thc và k năng PCCC, cu nn cu h vào chương trình ging dy, hot đng GD trong các cơ s GD mi đưc B GD-ĐT ban hành, ly ý kiến.


Tr đưc tham gia tri nghim phòng cháy, cha cháy ti trưng mm non

Theo dự thảo, thời lượng GD kiến thức và kỹ năng này ở bậc MN được linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ; ở bậc TH thời lượng quy định là 5 tiết/ năm học/ lớp (1 buổi học); bậc THCS là 10 tiết/ năm học/ lớp (2 buổi); Bậc THPT và GDTX thời lượng quy định là 15 tiết/ năm học/ lớp (3 buổi).

Giáo dc phòng cháy cha cháy t tr 18 tháng tui

Dự thảo quy định rất rõ những nội dung PCCC và cứu nạn cứu hộ đối với từng bậc học. Cụ thể, với chương trình GDMN, nội dung này sẽ triển khai từ độ tuổi nhà trẻ (từ 18 tháng tuổi) với kết quả mong đợi là giúp trẻ nhận biết và tránh được một số nguy cơ không an toàn. Trong chương trình GDPT, nội dung được quy định lồng ghép trong các môn học như đạo đức (lớp 1); hoạt động trải nghiệm, khoa học (lớp 5); tự nhiên xã hội (lớp 3); hóa học (lớp 8); GDCD, công nghệ và hướng nghiệp (lớp 9); hóa học (lớp 10) đồng thời kết hợp nội dung giảng dạy riêng biệt với số lượng tiết dạy cố định, lý thuyết và thực hành theo từng khối, cấp, xuyên suốt và trải dài từ lớp 1 đến lớp 12. Các nội dung dự thảo được áp dụng cho các cơ sở GD trong và ngoài công lập, từ MN đến ĐH.

Theo dự thảo, phương pháp tổ chức những nội dung về GD kiến thức PCCC, cứu nạn cứu hộ sẽ được tổ chức theo từng bậc học: GDMN lồng ghép thông qua các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ hàng ngày. Nội dung GD phát triển thể chất, sử dụng phương pháp GD trực quan, sinh động; GDPT lồng ghép trong môn học chính khóa, qua hoạt động trải nghiệm – hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, hoạt động GD kỹ năng sống, các hoạt động sinh hoạt CLB, sinh hoạt hè.

Về yêu cầu đạt được, với trẻ MN, dự thảo đặt ra trẻ nhận biết và biết cách phòng tránh được về nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số sự cố, tai nạn thông thường; với học sinh TH dự thảo đặt ra yêu cầu trẻ nhận biết được các dấu hiệu của đám cháy, nguy cơ gây tai nạn, nhận biết các tín hiệu báo động cháy, có kỹ năng báo động khi cháy xảy ra, biết được kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi xảy ra cháy nổ, sử dụng dập cháy với thiết bị cháy mô hình; yêu cầu với học sinh THCS được dự thảo đề ra bao gồm các yêu cầu đạt được của học sinh TH sẽ có thêm yêu cầu sử dụng được bình chữa cháy xách tay và thiết bị chữa cháy thông thường; trong khi đó, yêu cầu với học sinh THPT, GDTX được đặt cao hơn, không chỉ biết kiểm soát an toàn, thoát nạn, chữa cháy mà còn biết cứu hộ, cứu nạn…

Để thực hiện công tác GD kiến thức, kỹ năng PCCC và cứu nạn cứu hộ trong các cơ sở GD, dự thảo quy định các cơ sở GD thành lập Ban chỉ đạo PCCC. Tài liệu, mô hình, thiết bị giảng dạy và thực hành được Bộ GD-ĐT thẩm định. Trong đó, bậc MN có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học minh họa; TH, THCS có tài liệu, mô hình phương tiện chữa cháy, cứu hộ cứu nạn cơ bản; THPT, GDTX có tài liệu, phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Học sinh, sinh viên khi tham gia huấn luyện với thời lượng 10 tiết lý thuyết, 10 tiết thực hành với PCCC, 20 tiết lý thuyết và 20 tiết thực hành với cứu hộ cứu nạn, nhà trường phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức, kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện.

Không cn thiết cp giy chng nhn

Đánh giá cao tầm quan trọng của việc ban hành cụ thể một thông tư quy định rõ về GD kiến thức, kỹ năng PCCC, cứu hộ cứu nạn trong cơ sở GD, cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM) phân tích, khi giảng dạy theo một lộ trình xuyên suốt, sẽ giúp học sinh hình thành các kỹ năng theo tính kế thừa, có kỹ năng ứng phó xử lý trước các tình huống thật nếu xảy ra. “So với việc các trường tổ chức diễn tập PCCC 1 năm/ lần như hiện nay thì việc đẩy mạnh giảng dạy các kỹ năng này trong môn học kết hợp với trải nghiệm riêng biệt sẽ giúp học sinh thấm nhuần nhiều hơn là cưỡi ngựa xem hoa”.

Tuy nhiên, để không rơi vào tình trạng “bình mới rượu cũ”, “cưỡi ngựa xem hoa”, cô Trang cho rằng, đi cùng với việc ban hành chương trình thì việc tổ chức cần phải bài bản. “Muốn như vậy, bên cạnh phối hợp với các tổ chức trong tập huấn, trang bị kỹ năng cho học sinh thì giáo viên cũng cần được tập huấn một cách bài bản, có lộ trình để có kiến thức, kỹ năng trong giảng dạy, trang bị cho học sinh. Chỉ cần trang bị một cách thực chất, còn việc cấp giấy chứng nhận cho học sinh là không cần thiết”, cô Trang nhấn mạnh.

Cũng như vậy, cô Nguyễn Thị Kim Hương (Hiệu trưởng Trường TH Phú Thọ, Q.11) nhận định dự thảo thông tư ban hành là hợp lý trong bối cảnh GD hiện đại hiện nay. Mặc dù vậy, cô Hương cho rằng, đối với những yêu cầu cần đạt cho từng cấp học thì Bộ GD-ĐT cần ban hành rõ hơn cơ sở để các đơn vị nhà trường làm căn cứ đánh giá học sinh. “Trước khi ban hành, các nhà trường cần có lộ trình để trang bị các trang thiết bị cần thiết, tạo sự đồng bộ trong triển khai, tránh lệch pha giữa chương trình và cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên cũng cần được tập huấn kiến thức và kỹ năng PCCC, cứu nạn cứu hộ thì việc triển khai đến học sinh mới hiệu quả. Đặc biệt, dự thảo nên bổ sung thêm lực lượng công an PCCC tham gia vào giảng dạy”, cô Hương đề xuất.

Trong khi đó, hiệu trưởng một trường MN tại Q.1 lại băn khoăn về tính hiệu quả khi triển khai quá sớm kỹ năng kiến thức PCCC, cứu hộ cứu nạn cho trẻ từ 18 tháng. “18 tháng tuổi, có trẻ còn chưa biết đi, chưa biết nói. Trẻ MN học các kỹ năng PCCC, cứu nạn cứu hộ thông qua các hoạt động GD trực quan, chỉ là nhằm GD các em nhận biết dưới sự giám sát của người lớn. Việc đặt ra quá chi tiết các yêu cầu cần đạt ở độ tuổi này là không phù hợp, ngược lại khi yêu cầu cao quá sẽ dẫn đến tình trạng cưỡi ngựa xem hoa”.

Bài, ảnh: Đ Giang Quân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)