Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trà Leng – Nỗi đau và niềm hy vọng!

Tạp Chí Giáo Dục

Gn hai tun sau cơn bão s 9 quét qua min Trung, ngưi dân Trà Leng (huyn min núi Nam Trà My, Qung Nam) vn chưa hết bàng hoàng. Mưa bão và st l núi đ li trên gương mt ngưi dân, đc bit là nhng em hc trò ni bun sâu thm vì bng chc mt ngưi thân, tr thành côi cút…


Sau cơn bão, cu sinh viên H Văn Trí tr thành tr ct ca 3 đa em khi ba m không may qua đi trong ln st l núi
 

Nhng phn ngưi m côi sau bão

“Nghe tin bão mạnh đến em cũng lo. Nhưng trong nỗi âu lo ấy, em không nghĩ được rằng, cả ngôi làng của mình bỗng chốc bị san phẳng. Ba mẹ đi mãi không về”. Hồ Văn Trí, sinh viên năm 4, Trường ĐHSP – ĐH Huế nói trong nấc nghẹn. Là anh cả của 3 đứa em, nhận tin ba mẹ bị vùi lấp trong vụ sạt núi Trà Vân, Trí chỉ kịp lên xe máy chạy một mạch về quê. Đến con đường đầu xã thì giao thông chia cắt không thể tiếp tục đi. Trí bỏ xe, chạy bộ suốt 1 tiếng đồng hồ để về làng. Bận việc học, nhà lại xa và đường đi hiểm trở nên đã lâu Trí chưa về thăm nhà. Ba mẹ mất, mấy anh em cũng không được nhìn mặt lần cuối, không một câu từ biệt. Ngôi nhà ấm cúng bao năm giờ không còn dấu vết. Cả xóm phủ một màu đất bùn nâu đỏ nhức nhối. Dù vẫn biết cần mạnh mẽ để làm điểm tựa cho các em nhưng đôi mắt Trí luôn đỏ hoe. Hình ảnh hai nấm mồ là là mặt đất được bà con cắm lên những nén nhang và dâng cúng bằng những gói mì tôm sống cứ khiến lòng Trí quặn thắt. Chỉ kịp thắp lên nấm mộ cha mẹ nén nhang, Trí vội trở lại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ở thành phố Tam Kỳ để chăm sóc cậu em út Hồ Văn Đệ bị thương đang nằm điều trị. Trí kể, mấy hôm rồi em không thể nào chợp mắt được vì hình ảnh em gái Hồ Thị Điệp ngồi sụp bên mộ cha mẹ.

Cũng kể từ hôm sạt núi cướp đi một lúc 8 người thân trong gia đình, cậu học trò Hồ Văn Hải (học sinh lớp 11, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Nam Trà My) cứ đứng như chôn chân một chỗ, mắt trân trân nhìn xoáy vào hỏm núi lở. Hải không hiểu tại sao núi bao năm che chở cho cuộc sống êm đềm, mỗi sớm mai Hải vẫn thường ngồi bên bậc thang nhà sàn ngắm mây trắng sà sà trên mái nhà với niềm hân hoan và tự hào vì được sinh ra ở núi, nay lại nhận lấy kết cục như vậy.

Trà Leng những ngày này còn nhiều ánh mắt khác. 11 ngôi nhà ở thôn 1 bị san phẳng, 22 người chết và mất tích. Nước mắt người ở lại thấm ngược vào trong và con đường chênh vênh phía trước. Những người giáo viên cắt rừng, lặng lẽ làm điểm tựa cho học trò trước cơn run rẩy mất người thân. Thầy Hồ Văn Việt – Bí thư Đoàn Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Nam Trà My nói, trong nỗi đau ấy, ngôn từ trở nên không cần thiết, chỉ có những cái ôm mới có thể chia sẻ được nỗi đau cùng học trò.

S n đnh đi sng cho hc trò m côi

Kể từ hôm xảy ra vụ sạt lở núi, các thầy cô giáo của các trường có học sinh Trà Leng theo học luôn ở bên các em để động viên và giúp đỡ. Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My cũng có kế hoạch tạo điều kiện để các học sinh không may mất người thân tiếp tục việc học tại đây.

Theo ông Đặng Văn Thuận – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Nam Trà My cho biết, phòng đã trao đổi với các trường có học sinh bị mất người thân trong sạt lở núi trên địa bàn huyện để kịp thời giúp đỡ các em tiếp tục đến trường. Cụ thể, với học sinh tiểu học thì các em đã có chế độ bán trú. Ngoài ra các trường sẽ cắt cử giáo viên gần gũi, chăm sóc các em về mặt tinh thần giúp các em nguôi ngoai nỗi nhớ. Về lâu dài, phòng sẽ tham mưu UBND huyện để có kế hoạch giúp đỡ các em.

Ông Phan Quốc Cường – Chủ tịch UBND xã Trà Leng cho biết, xã cùng các cấp đang nỗ lực để ổn định nơi ăn ở và tinh thần cho bà con vùng bị sạt lở. Các lực lượng khác như dân quân, bộ đội, công an… cũng đang tăng cường huy động nguồn lực và phương tiện khắc phục các điểm sạt lở để thông tuyến nhằm thuận lợi cho việc hỗ trợ người dân. Đối với các hộ còn người thân ở các thôn khác thì xã động viên họ đến ở tạm. Còn với các hộ mất hoàn toàn nhà cửa, bà con thân thích thì xã bố trí ở tập trung tại điểm an toàn. Về lâu dài xã sẽ tham mưu các cấp hỗ trợ cho người dân tái định cư, giúp họ xây dựng nhà cửa ổn định đời sống. Đặc biệt, với các em học sinh thì sẽ liên hệ với các trường và ngành giáo dục để giúp các em tiếp tục con đường học.

Rời Trà Leng giữa cơn mưa nặng hạt, tôi nhớ lời cậu sinh viên Hồ Văn Trí: “Giờ em chỉ mong các em của mình cũng như các em nhỏ không may khác vượt qua được nỗi đau thiếu vắng sự chăm sóc của ba mẹ, trở lại trường tiếp tục học vì cuộc sống vẫn luôn phải hướng về phía trước. Năm nay đã là năm cuối, em sẽ hoàn thành chương trình đại học, trở lại bản làng xin đi dạy học và thực hiện ý định mở thêm trang trại cá và chăn nuôi trâu. Cái cốt yếu nhất là em muốn về lại, gầy dựng đời sống để làm nơi cho các em trở về nhà mình, để các em bớt buồn, bớt hụt hẫng”.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)