Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo dục ĐH phải thích nghi với cách mạng 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

5 năm qua, cc đã có nhiu thành tu trong vic thc hin Ngh quyết 29 v đi mi căn bn, toàn din giáo dc nhưng chưa to đưc nhng chuyn biến thc s to ln, chưa hình thành mt nn thc hc thc nghim, cũng chưa hình thành bóng dáng ca nn giáo dc m

GS. Trn Hng Quân (Ch tch Hip hi các trưng ĐH-CĐ Vit Nam) cho rng nn giáo dc Vit Nam chm đi mi trong gn 20 năm

GS. Trần Hồng Quân (Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam) đã nhận định điều này tại hội thảo “Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động đào tạo trong các trường ĐH, CĐ” do chính hiệp hội tổ chức ngày 2-11 tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Gn 20 năm chm đi mi

Theo GS. Trần Hồng Quân, ngay trong nội dung chương trình, phương pháp của các trường ĐH cũng chưa thấm nhuần bao nhiêu Nghị quyết 29. Trong khi đó,  cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang sôi nổi diễn ra trong và ngoài nước. Xung quanh, nhiều nước có những chương trình đầy tham vọng và tính khả thi cao nhưng chúng ta lại còn những bỡ ngỡ, chưa quen với những công nghệ mới. Nhà nước đang nghiên cứu để xây dựng một chương trình quốc gia để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong khi chờ đợi chương trình quốc gia tổng thể thì từng bộ ngành cũng đã chủ động xây dựng chương trình riêng. Đáng vui mừng là nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong nước dựa trên năng lực, khả năng tài chính đã thực sự bắt tay vào, tiếp cận cả 4 trụ cột của cuộc cách mạng này (kết nối internet phổ biến, tự động hóa, robot hóa, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo).

Ông Quân đặt ra, trong bối cảnh đó, nền giáo dục ĐH nước ta cũng phải suy xét xem thích nghi và khai thác cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như thế nào. Đánh giá sơ bộ ban đầu cho thấy Việt Nam có những thuận lợi, vì cuộc cách mạng 4.0 này theo nhiều chuyên gia lớn trên thế giới sẽ tạo ra cơ hội bình đẳng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển (không kể các nước đang phát triển đó có cơ sở hạ tầng thấp). Nghĩa là có thể có một con đường đi tắt để cùng tiến lên phía trước trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

“Nhập cuộc vào cuộc cách mạng này trước hết dựa vào sức mạnh trí tuệ, mà nền giáo dục Việt Nam trong thời gian khá dài (tới gần 20 năm) đã chậm bước, chậm đổi mới và hệ quả trực tiếp là hệ thống giáo dục, trước hết là hệ thống giáo dục ĐH nước ta còn yếu kém; hệ quả chung là sức mạnh trí tuệ của dân tộc chưa phát huy được. Đó là điều đáng lo và cũng cần xem xét lại sứ mệnh của giáo dục ĐH” – ông Quân đánh giá.

Ông Quân chia sẻ, 10 năm nữa, nhiều ngành mới sẽ xuất hiện, thậm chí chiếm 65-70%. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục một chương trình cứng, cung cấp rất nhiều kiến thức ứng dụng, kiến thức chuyên ngành thì sinh viên ra trường không sẵn sàng thích nghi với những phát triển của khoa học công nghệ; không sẵn sàng chuyển dịch ngành nghề này sang ngành khác tương tự; không có khả năng tự bồi dưỡng, tự nâng cao trình độ. Đây là điều cần khắc phục trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bằng cách ở từng ngành cụ thể, đưa các trụ cột của cuộc cách mạng này thẩm thấu vào chương trình, ngay cả những ngành khoa học xã hội. Không phải chỉ những trường lớn mới tiếp cận được nền giáo dục, khoa học tiên tiến. Nếu chúng ta thực sự ý thức việc phải hiện đại hóa nền giáo dục ĐH, thể hiện ở chương trình, nội dung, phương pháp, chắc chắn sẽ thành công.

Thay đi triết lý đào to

PGS.TS Dương Văn Sáu (Trường ĐH Văn hóa Hà Nội) cũng chỉ ra, bên cạnh những thành tựu to lớn, không thể phủ nhận đào tạo ĐH ở Việt Nam còn đang bộc lộ khá nhiều hạn chế, thể hiện ở nhiều lĩnh vực, trong đó phải kể đến việc thiếu triết lý đào tạo. Điều này gây khó khăn cho toàn bộ nền giáo dục Việt Nam chứ không chỉ cho đào tạo ĐH; cùng với nhiều nguyên nhân sâu xa nữa đã tạo sự mất cân đối cung – cầu trong đào tạo; khiến đào tạo ĐH ở Việt Nam có sự dịch chuyển từ đào tạo tinh hoa, đỉnh cao xuống đào tạo phổ cập, đại trà. Nhận thức của nhiều người đối với đào tạo ĐH cũng có sự chuyển đổi theo hướng như vậy. Đây chính là nguyên nhân khiến quá trình đào tạo ĐH không có định hướng đúng, không đảm bảo được tính chuyên sâu và nâng cao, không có bước đi thích hợp. Chất lượng đào tạo ĐH ở mặt bằng chung toàn xã hội cũng vì thế mà xuống cấp nghiêm trọng.

Ông Nguyn Mnh Hùng (Hiu trưng Trưng ĐH Nguyn Tt Thành) phát biu ti hi tho

Trước thực trạng này, ông Sáu cho rằng, đào tạo ĐH Việt Nam cần phải có những chuyển biến, thay đổi căn bản, nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, mà trước hết cần thay đổi triết lý đào tạo ĐH. Triết lý đào tạo ĐH này là triết lý hành động, biến những mong muốn, yêu cầu đối với sự nghiệp đào tạo ĐH thành những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

“Cái đích của sự nghiệp đào tạo ĐH ở Việt Nam là đào tạo ra đội ngũ nhân lực trình độ ĐH có tư duy mới, có óc sáng tạo và năng lực hành động tương ứng với những ngành nghề cụ thể. Người được đào tạo sẽ trở thành một mẫu hình hành động đạt chuẩn nghề nghiệp thay vì một “cái kho” chứa kiến thức thuần túy” – ông Sáu nói.

Mê Tâm

 

Bình luận (0)