Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Về phố núi khởi nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Tôi thc s b “cun hút” trưc mt mô hình kinh tế nông nghip, có l hin nay “có mt không hai” trong cc – “Hp tác xã Dch v Nông nghip Tng hp Thy Canh Vit”, do 7 nông dân tr đu là trí thc Đà Lt cùng “hp lc” sáng lp, t chc hot đng hết sc có hiu qu hơn 3 năm qua…

Trí thc tr nông dân

Theo chân Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) – Nguyễn Đức Huy, người đã chủ trương thành lập Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Thủy Canh Việt (gọi tắt HTX Thủy Canh Việt) đi “thực sát” trang trại rộng hơn 1,6ha nhà màng công nghệ cao của anh tại phường 10, TP.Đà Lạt, tôi thật sự choáng ngợp trước cơ ngơi của trí thức nông dân 36 tuổi này.

Vừa điều khiển chiếc ô tô bán tải “bò” qua con đường núi đứng quanh co, chật hẹp, gồ ghề lưng chừng con đèo Mimoza, Đức Huy vừa kể tôi nghe về niềm tâm huyết, trăn trở, khát khao muốn đưa công nghệ vào sản xuất, tạo ra giá trị mới bằng mô hình kinh tế tập thể. Để rồi, chàng trí thức đi đến một quyết định rất khó khăn trong đời – “dứt áo” về nhà làm nông dân…

Đức Huy tâm sự, năm 2006 tốt nghiệp Đại học Đà Lạt (ngành sinh học), Huy tiếp tục theo học Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM và lấy bằng thạc sĩ sinh lý thực vật, chuyên ngành trồng trọt. Từ năm 2012 đến 2014, Huy làm việc tại Phòng Kinh tế TP.Đà Lạt và đã thi đậu công chức. Song, sự “hấp dẫn” về mô hình kinh tế nông nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, năm 2015, Đức Huy đã xin thôi việc cơ quan…

Về nhà, Huy cùng em trai “quy tụ” thêm 5 bạn thân thời còn học THPT các trường Trần Phú, Chi Lăng (đều đã tốt nghiệp đại học) để thành lập HTX Thủy Canh Việt (vào tháng 12-2016). Trụ sở đặt tại số 9c, Lữ Gia, phường 9 (Đà Lạt), do Nguyễn Đức Huy làm Chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ nhiệm. Cơ chế hoạt động của HTX: Mỗi thành viên chủ động diện tích canh tác, những thành viên có trình độ khoa học, giỏi chuyên môn về trồng trọt hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật trồng, chăm sóc rau, quả bằng công nghệ thủy canh và hỗ trợ nhau “đầu ra” của sản phẩm…

Ban đầu, diện tích canh tác của 7 thành viên có 10.000m2; đến nay nâng lên 30.000m2 nhà màng công nghệ cao chuyên trồng các loại rau, củ, quả cao cấp như: bắp cải, sú, lơ, ớt ngọt, cà rốt, cà chua, dưa lưới, dưa leo, gừng… (giống ngoại nhập).

Riêng Đức Huy, lúc thành lập HTX ngoài tấm bằng thạc sĩ chẳng có gì. Để có vốn khởi nghiệp, Huy đã mượn sổ đỏ của cha ruột để vay vốn ngân hàng (150 triệu đồng) đầu tư mua nguyên vật liệu, thuê đất bắt đầu sản xuất…, dành dụm dần mua đất từ vài trăm m2, rồi 6.000m2; đến nay, Huy đã sở hữu một trang trại rộng 1,6ha (tại phường 10 – Đà Lạt); đầu tư hơn 1 tỷ đồng để thiết kế nhà màng, hệ thống máy móc, nông cụ… phục vụ sản xuất. Tài sản cá nhân Huy hiện tại trên dưới vài chục tỷ đồng.

Đim sáng khi nghip

Cả 7 thành viên của HTX Thủy Canh Việt đều có trình độ cử nhân, thạc sĩ và tuổi đời 35-36 nên khá năng động, nhạy bén, sáng tạo và quyết đoán trong phương thức sản xuất, kinh doanh. Ngoài hỗ trợ làm nhà màng công nghệ cao, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng theo công nghệ thủy canh, các thành viên đã áp dụng công nghệ tự động hóa vào sản xuất nhằm giảm sức lao động, tiếp cận nền nông nghiệp hiện đại.

Đặc biệt, Đức Huy và các “cộng sự” đã nghiên cứu, xây dựng một hệ thống điều khiển tưới tự động hoàn toàn qua nền vạn vật kết nối Internet (IoT-Internet of Things). Hệ thống tự động thu thập các dữ liệu về môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng, lượng mưa…), kết hợp nguồn dữ liệu về sinh học của cây trồng (đường kính thân cây, diện tích lá…) để máy tự đưa ra quyết định về lượng phân bón, chế độ tưới phù hợp. Ngoài ra, hệ thống này có thể dự đoán được tỷ lệ xuất hiện nấm bệnh, phát cảnh báo để có biện pháp kịp thời phòng trừ bằng chế phẩm sinh học an toàn. Hệ thống được điều khiển thông qua điện thoại thông minh, smartphone từ xa…

Với sự thành công sáng tạo và áp dụng hiệu quả hệ thống này, năm 2018, HTX Thủy Canh Việt đã được công ty tư vấn của Mỹ (Bain & Company) vinh danh về tính tích hợp công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á.

Đức Huy cho biết, dù mới hơn 3 năm hoạt động; song, uy tín của HTX được nông dân và HTX ở nhiều địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn biết đến. Để mở rộng thị phần và chia sẻ công nghệ hỗ trợ nông dân sản xuất, ngoài duy trì hoạt động của HTX tại Đà Lạt, hiện nay HTX Thủy Canh Việt đã ký kết hợp tác với các HTX nông nghiệp tại xã Ka Đô (huyện Đơn Dương) tư vấn kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc rau, quả, bao tiêu sản phẩm với quy mô 10.000m2. Tại tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk, liên kết 4 hộ dân (diện tích 10.000m2) hỗ trợ công nghệ trồng dưa lưới, dưa leo cà chua, ớt ngọt công nghệ thủy canh đã giúp nhiều hộ nông dân có mức thu nhập cao và ổn định…

Để tránh không “bị động” về “đầu ra” sản phẩm, Đức Huy đã mất 3 năm xâm nhập, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. HTX lập ra 4 “kênh” xuất hàng rất ổn định (ưu tiên theo thứ tự). Đó là xuất bán cho các nhà hàng, khách sạn hạng sang (ở TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Nội…); tại các siêu thị; thiết kế các hộp quà tặng để bán qua online và gửi về các chợ đầu mối. Huy lý giải: Trung bình mỗi tháng xuất bán khoảng 500kg rau, quả các loại; chợ đầu mối tiêu thụ số lượng lớn, ổn định nhưng giá thấp (xếp thứ tư); HTX chủ yếu tập trung xuất bán 3 kênh chính trên; vào các dịp hè, lễ, Tết, là thời điểm sản phẩm của anh em trong HTX Thủy Canh Việt tiêu thụ mạnh nhất.

Về thu nhập, cứ 1.000m2 sản xuất trong nhà màng công nghệ cao, thu 10 triệu đồng/tháng. Nếu một thành viên của HTX có diện tích canh tác 10.000m2, mỗi tháng thu nhập khoảng 100 triệu đồng; theo đó, mỗi năm tích lũy trên 1 tỷ đồng. Đối với Chủ nhiệm HTX Nguyễn Đức Huy với 1,6ha trang trại trồng các loại rau, củ, quả ngoại nhập công nghệ thủy canh, mỗi năm trừ chi phí thu nhập từ 1,5 tỷ đồng trở lên.

Đặc biệt, trang trại của Đức Huy giải quyết cho 20 lao động có việc làm thường xuyên, với mức lương 240.000 đồng/ngày; vào vụ chính Huy thuê thêm từ 20-30 lao động làm việc, được trả công mỗi người khoảng 200.000 đồng/ngày.

Tôi hết sức tâm đắc câu nói của Nguyễn Đức Huy, “HTX ngoài mang lại giá trị kinh tế cho các thành viên và nông dân, còn tạo ra giá trị xã hội. Đó là việc HTX đã chia sẻ công nghệ, hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân trong và ngoài tỉnh để làm kinh tế tập thể theo hướng nông nghiệp hiện đại…”. Có thể khẳng định “HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Thủy Canh Việt” của 7 trí thức nông dân trẻ Đà Lạt đã tạo nền tảng về mô hình kinh tế tập thể áp dụng công nghệ hiện đại – xu thế khởi nghiệp của thanh niên trong cả nước hiện nay…

Ghi chép của Thanh Dương Hng

 

Bình luận (0)