Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Chọn nghề bằng cách nào cho chính xác?

Tạp Chí Giáo Dục

Tht nghip không phi vì xã hi thiếu vic làm, mà tht nghip là do ngưi lao đng thiếu k năng và năng lc. Trong yêu cu tuyn dng, kiến thc ch chiếm 50%, còn li là k năng t ngoi ng, CNTT đến giao tiếp, làm vic đc lp…

Hc sinh Trưng THPT Tân Túc đt câu hi cho ban tư vn

Đó là chia sẻ được ông Nguyễn Quốc Cường (Phó ban Đào tạo Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) đưa ra trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 năm học 2018-2019 tại Trường THPT Tân Túc (huyện Bình Chánh) vừa qua. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF). Trong chương trình, các chuyên gia không chỉ cung cấp kiến thức về ngành nghề mà còn giải đáp những thắc mắc của học sinh để chọn hướng đi phù hợp với năng lực.

Không chn ngh theo tâm lý đám đông

Để có thể lựa chọn được một ngành nghề phù hợp với bản thân, theo ThS. Nguyễn Đình Đương (Phó ban Tuyển sinh, HUTECH), “bí quyết” nằm ở chính sự trải nghiệm. Chỉ khi tự mình trải nghiệm thì mình mới thật sự biết và hiểu ngành nghề đó làm công việc gì, cần có những tố chất gì… “Mỗi người đều có những lợi thế chọn ngành nghề khác nhau. Xung quanh các em có rất nhiều điều có thể mang lại những cơ hội để các em trải nghiệm thực tế. Thích nghề sư phạm, hãy thử dạy chính bạn bè mình, hỏi các thầy cô của mình; thích nghề bác sĩ, hãy đến bệnh viện quan sát; thích làm kỹ sư xây dựng, hãy ra công trường; thích làm kinh doanh, hãy tự mình khởi nghiệp…”, ông Đương nói.

Ngoài ra, theo ông Đương, bên cạnh những trải nghiệm thực tế, để có những đánh giá khách quan nhất về việc “hợp hay không hợp với nghề”, người học cần tham chiếu những người xung quanh, từ thầy cô, bạn bè đến gia đình. “Khi chọn ngành nghề, nhất định các em phải tuân theo quy trình là chọn nghề rồi mới đến chọn ngành, chọn bậc học và chọn tổ hợp môn xét tuyển”, ông Đương nhấn mạnh.

Về vấn đề này, quan điểm được chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo đưa ra là “cuộc đời mình thì tự mình phải nắm lấy”. Tức là tự người học phải tìm hiểu thật kỹ về các ngành nghề mà chính bản thân mong muốn nhất. Đặc biệt, đừng lựa chọn ngành nghề theo kiểu truyền tai “người ta nói”. “Bởi người ta nói là một chuyện, còn thực tế như thế nào thì lại cần chính mình khám phá. Chính các em phải tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình nên đừng bao giờ lựa chọn theo tâm lý đám đông, theo bạn bè”, bà Thảo nhắn nhủ.

Đối với những bài test (kiểm tra) năng lực để xem bản thân hợp với ngành nghề nào, bà Thảo cho biết quy trình này chỉ mang tính chính xác tương đối chứ không phải là tuyệt đối. Do đó, người học không nên quá kỳ vọng vào đó mà hãy coi đây là kênh để tham khảo trong quá trình chọn ngành nghề của mình.

Yêu thích nhưng năng lc yếu phi làm sao?

Giải đáp băn khoăn của học sinh rằng với ngành nghề mình yêu thích, mong muốn được theo đuổi mà bản thân không đủ năng lực thì phải làm sao? Chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo cho rằng trong xã hội ngày nay, các ngành nghề luôn có sự giao thoa tương đối, không cứng nhắc nhất định. Do đó, với cùng một tố chất lại cho phép người học theo được nhiều ngành nghề. Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có những tiêu chí riêng. Trong số đó có nhiều tiêu chí có thể rèn luyện được, nhiều tiêu chí lại thuộc về tố chất và tích cách. “Vấn đề là các em phải tìm hiểu kỹ tính cách, thói quen cần có của ngành nghề để rèn luyện cho mình ngay từ bây giờ. Cụ thể, các em phải biết công việc mình thích có hướng đi, đích đến như thế nào thì mới xây dựng được một lộ trình thích hợp”, bà Thảo nói.

Bàn thêm về vấn đề này, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh và Truyền thông, UEF) cho biết người học đừng quá chú trọng vào tổ hợp môn trong quá trình lựa chọn ngành nghề, bởi tổ hợp môn chỉ là cơ hội đầu vào, quan trọng là dựa vào “những yếu tố cốt lõi của bản thân”. “Các em không nên căn cứ quá nhiều vào môn học mà mình nổi trội ở bậc phổ thông. Hiện nay cùng một ngành nghề nhưng có rất nhiều trường đào tạo. 70% khung chương trình là đào tạo như nhau, 30% còn lại là thuộc về yếu tố riêng của từng trường. Vì vậy, các em hãy căn cứ vào hướng đi mà mình muốn theo để lựa chọn một trường phù hợp”, ông Nguyên phân tích.

Trang b giá tr ct lõi cho bn thân

Thông tin về các ngành nghề, ông Nguyễn Quốc Cường (Phó ban Đào tạo Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) cho hay hiện tại có tới 367 ngành học với hơn 40.000 công việc có tên khác nhau bên cạnh nhiều công việc không tên. Thế nhưng, theo ông Cường, trong tương lai cuộc cạnh tranh về nhân lực sẽ rất gay gắt. Ở mỗi vị trí công việc, lao động Việt Nam không chỉ sẽ phải cạnh tranh lẫn nhau mà còn phải cạnh tranh với lao động quốc tế trong dòng dịch chuyển lao động. Đặc biệt là còn phải cạnh tranh với máy móc, robot.

“Có những nghề, để có thể làm được bắt buộc các em phải tốt nghiệp ĐH. Ví dụ như nghề giáo. Nhưng cũng có những lĩnh vực lại không cần thiết, chỉ cần các em được đào tạo nghề như nghề đầu bếp. Vì vậy, các em xem mình thích làm nghề gì trong tương lai để lựa chọn bậc học cho phù hợp”, ông Cường chia sẻ.

Hơn 3.000 hc sinh tnh Bình Thun đưc hưng nghip

Trong hai ngày 10 và 11-11, chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 năm học 2018-2019 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT Bình Thuận và ĐHQG TP.HCM tổ chức diễn ra ở 4 trường THPT trên địa bàn tỉnh. Chương trình có sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Tại chương trình, các chuyên gia đã trang bị nhiều kiến thức hữu ích về ngành nghề đào tạo, cách thức lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân cho hơn 3.000 học sinh khối 12 của tỉnh. Cụ thể, để lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân, theo chuyên gia tâm lý Vũ Thiện Toàn, trước tiên các em cần phải biết mình muốn gì, mong ước trở thành người như thế nào trong tương lai… Từ những mong muốn đó, gắn vào năng lực của bản thân. Năng lực ở đây, theo ông Toàn, bao gồm năng lực học tập, năng lực tài chính gia đình, năng lực sức khỏe, năng lực về kỹ năng, tính cách để theo đuổi ngành nghề. “Đối chiếu tất cả các năng lực trên, nếu thấy mình đủ năng lực để theo ngành nghề gì thì đừng ngần ngại lựa chọn. Các em hãy cứ mạnh dạn, đừng đắn đo, đừng sợ thất nghiệp. Thất nghiệp hay không là do chính bản thân các em”, ông Toàn chia sẻ.

Thông tin về kỳ thi THPT năm 2019, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) cho biết kỳ thi sẽ có nhiều thay đổi như không còn mang tính chất “2 trong 1” nữa. Vai trò của các trường ĐH sẽ được phát huy cao hơn. Hình thức xét tuyển có thể sẽ theo điểm thi THPT quốc gia, điểm học bạ, tổ hợp môn trong học bạ hoặc kỳ thi đánh giá năng lực riêng. Tuy nhiên, thay đổi thế nào thì còn phải chờ Bộ GD-ĐT, chờ từ phía các trường ĐH. “Việc của các em bây giờ là cố gắng học tập thật tốt, biết điểm mạnh của mình ở đâu để phát huy. Có như thế các em mới có thêm nhiều cơ hội được học tập ở những ngành nghề mình yêu thích trước những biến động của kỳ thi”, bà Mai nhắn nhủ.

Y.Hoa

Về thắc mắc bằng cách nào để ngay từ bậc phổ thông có thể trang bị cho bản thân những kinh nghiệm để học tốt ĐH và đáp ứng các yếu tố của ngành nghề, ThS. Phạm Doãn Nguyên giải đáp rằng, ngay tại bậc phổ thông, người học cũng có thể “bỏ túi” những kinh nghiệm cho chính mình. “Mạnh dạn thuyết trình trên lớp, đó là kỹ năng; tham gia các hoạt động đội – nhóm, đó là kinh nghiệm hòa nhập, làm việc nhóm; tích cực với các hoạt động thiện nguyện như Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ – đó là trải nghiệm, là khả năng đóng góp và cống hiến cho cộng đồng… Từ những hoạt động này, các em sẽ trang bị cho mình giá trị “cốt lõi” cần thiết cho cả quá trình học ĐH và cả sau này”, ông Nguyên phân tích.

Long Quân

 

Bình luận (0)