Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giáo dục khởi nghiệp sẽ bắt buộc triển khai ở các bậc học

Tạp Chí Giáo Dục

T năm hc 2020-2021, ni dung giáo dc khi nghip s đưc TP.HCM trin khai đng b tt c các bc hc trong toàn ngành. Đim mi này đưc xem là mt trong nhng nhim v trng tâm trong công tác giáo dc chính tr, tư tưng cho hc sinh TP năm hc này.


Ông Trnh Duy Trng – Trưng phòng Chính tr tư tưng, S GD-ĐT TP.HCM

Nhằm làm rõ hơn về cách thức triển khai nội dung giáo dục khởi nghiệp ở các bậc học, Báo Giáo dc TP.HCM đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Duy Trọng – Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TP.HCM.

+ PV: Xin ông chia s rõ hơn v vic đưa ni dung giáo dc khi nghip cho hc sinh TP trong năm hc này?

– Ông Trnh Duy Trng: Năm nay là năm đầu tiên khởi nghiệp được TP.HCM chính thức đưa vào nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, nhằm giáo dục tinh thần khởi nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh. Trong năm học này, Bộ GD-ĐT cũng sẽ triển khai một cuộc thi lớn về khởi nghiệp dành cho đối tượng học sinh THPT xây dựng ý tưởng khởi nghiệp. Các phòng ban của Sở GD-ĐT TP.HCM đang phối hợp để xây dựng tổ chức cuộc thi đó cho học sinh TP, tạo thêm sân chơi chuyên nghiệp cho các em ở nội dung này. Đồng thời cũng sẽ có những chỉ đạo, tuyên truyền cụ thể để hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức phù hợp với đơn vị mình.

Như vậy, nội dung giáo dục khởi nghiệp sẽ không chỉ tập trung, dành riêng cho đối tượng học sinh THPT như quan điểm trước đây mà là phổ biến rộng khắp cho học sinh phổ thông nói chung. Tùy từng cấp học, độ tuổi học sinh sẽ có những hình thức triển khai cụ thể, phù hợp, để làm sao đưa ý tưởng khởi nghiệp, tinh thần khởi nghiệp đến các em. Đây là một trong những kỹ năng để các em trở thành công dân toàn cầu, bắt kịp với những đòi hỏi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

+ Vi đi tưng hc sinh tiu hc, ni dung giáo dc khi nghip s đưc trin khai như thế nào, thưa ông?

– Về giáo dục khởi nghiệp, nói là nội dung mới trọng tâm trong năm học này nhưng ở nhiều đơn vị các nhà trường đã triển khai nhỏ lẻ qua các hoạt động kỹ năng sống cho học sinh, và thường được chú trọng ở bậc THPT. Khi đưa khởi nghiệp vào chỉ đạo chung thì các trường sẽ chủ động hơn thông qua nhiều hoạt động đa dạng.

Ở cấp tiểu học, nội dung này chỉ đơn giản là giới thiệu các ngành nghề cho học sinh để các em biết được các ngành nghề đang có trong xã hội, các ngành nghề mà bố mẹ các em đang làm, đặc trưng của từng ngành nghề. Từ đó giáo dục các em sự quan tâm hơn trong gia đình, nuôi dưỡng niềm đam mê, yêu thích ngành nghề cho học sinh ngay từ nhỏ. Đưa vào kỹ năng sống, hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ là những hoạt động gợi mở, các nhà trường còn có thể tổ chức các hoạt động khác mang tính trải nghiệm về nghề nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Đối với cấp THCS, THPT thì tinh thần khởi nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, các đơn vị nhà trường có thể triển khai ở sự chuyên sâu hơn để các em được trải nghiệm nhiều hơn, thôi thúc học sinh học tập, rèn luyện kỹ năng đối với các ngành nghề. Gắn khởi nghiệp với hoạt động hướng nghiệp cho học trò.

Tuy nhiên ở cấp phổ thông nói chung, khởi nghiệp chỉ dừng ở việc trang bị tư duy khởi nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, sự sáng tạo của học sinh chứ không đặt nặng vấn đề đòi hỏi học sinh phải thực hiện khởi nghiệp ngay. Khi sớm được trang bị kiến thức, tư duy về nghề nghiệp, học sinh sẽ hiểu hơn về các ngành nghề. Ngay như trong gia đình, các em sẽ hiểu sâu hơn về các ngành nghề của cha mẹ, từ đó có sự chia sẻ, yêu thương, gắn bó hơn, sớm có những định hướng tương lai. Khi yêu thích ngành nghề từ sớm, các em sẽ sớm có sự chủ động chuẩn bị kiến thức, kỹ năng phù hợp với ngành nghề. Sau này đến khi các em thật sự khởi nghiệp thì vốn của các em sẽ nhiều, có thể đáp ứng ngay.

+ Đ trin khai như vy, giáo viên phi đưc trang b kiến thc. Thy cô s có tài liu nào đ tham kho không, thưa ông?

– Bộ GD-ĐT đang có định hướng xây dựng những bộ chuẩn tài liệu về giáo dục khởi nghiệp để làm học liệu, tài liệu cho giáo viên và các nhà trường định hướng triển khai một cách chính thống. Từ nguồn học liệu này, thầy cô sẽ nghiên cứu truyền tải thông điệp về ý tưởng khởi nghiệp, tinh thần khởi nghiệp một cách sáng tạo, phù hợp với từng bậc học và từng đơn vị nhà trường. Tuy nhiên, ngoài học liệu thì điều quan trọng nhất vẫn là đòi hỏi thầy cô phải thực sự năng động, đổi mới, luôn tự học, tự nghiên cứu để tìm hiểu thêm kiến thức về các ngành nghề, chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng mong muốn của học sinh để triển khai nội dung này một cách thực sự hiệu quả.

Yến Hoa (thc hin)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)