Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Nỗ lực kéo giảm TNGT liên quan đến rượu bia

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vào sáng 4-10, ti TP.HCM đã din ra Hi tho quc gia “Công b kết qu Nghiên cu nh hưng ca vic lm dng đ ung có cn đến hành vi điu khin mô tô, xe máy ti Vit Nam” do y ban ATGT quc gia, Hi ATGT Vit Nam, Hip hi các doanh nghip rưu châu Á Thái Bình Dương (APIWSA) và Din đàn ung có trách nhim Vit Nam (VARD) phi hp t chc.

Ông Nguyn Ngc Tưng (Phó Trưng ban chuyên trách Ban ATGT TP.HCM) đang phát biu ti hi tho

Công trình nghiên cu mang tính thiết thc

Tại hội thảo thu hút gần 100 tham dự viên tham gia, gồm đại diện lãnh đạo Ủy ban ATGT quốc gia, lãnh đạo Ban ATGT TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam, cùng các bộ ngành liên quan, ban tổ chức đã đề cập đến tầm quan trọng của nghiên cứu này trong bối cảnh Việt Nam có tỷ lệ TNGT liên quan đến nồng độ cồn cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có khoảng 36% người điều khiển xe máy bị phát hiện có nồng độ cồn trong máu (BAC) vượt ngưỡng cho phép. Theo thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia, gần 40% các vụ TNGT xảy ra do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có uống rượu bia. Từ thực tiễn này, nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam đã được Hội ATGT Việt Nam phối hợp với các đơn vị thực hiện tại 3 địa phương gồm TP.HCM, Bình Dương và Hà Nội (từ tháng 5 đến tháng 12-2018). Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định mối tương quan giữa thói quen uống bia rượu và TNGT trong quá khứ; xác định mối quan hệ giữa BAC và xác suất xảy ra TNGT đối với người điều khiển mô tô, xe máy. Từ đó có những đề xuất các giải pháp mới để cắt giảm TNGT do uống rượu bia – lái xe (URB-LX) gây ra.

Là trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Vũ Anh Tuấn (Trưởng ban Khoa học công nghệ Hội ATGT Việt Nam) cho biết, số vụ TNGT do URB-LX trên cả nước là 4%, TP.HCM là 4,74% và Bình Dương là 12,48%. Trong đó nam giới là đối tượng gây ra 80-90% các vụ TNGT do URB-LX. TNGT thường xảy ra vào buổi tối (18-24 giờ) và thường tăng cao vào các ngày cuối tuần; xe máy là phương tiện gây ra 70-90% các vụ TNGT do URB-LX.

Để khắc phục tình trạng TNGT, nghiên cứu đã đưa ra những đề xuất gồm tuyên truyền cho các nạn nhân từng bị TNGT do URB-LX; dán poster cảnh báo tại các cơ sở phục vụ rượu bia (nhà hàng, quán nhậu); tăng cường cảnh báo từ người thân trong gia đình; chương trình giáo dục cho người tái vi phạm; sử dụng kết quả nghiên cứu này để truyền thông thay đổi nhận thức, ý thức và hành vi; giáo dục về tác hại của hành vi URB-LX và các biện pháp phòng tránh ở trường học các cấp. Ngoài ra, các địa phương cần đẩy mạnh các giải pháp về công nghệ và dịch vụ. Trong đó chú trọng tăng cường dịch vụ xe taxi đưa người uống về nhà an toàn; khuyến khích sản xuất và tiêu thụ đồ uống có độ cồn thấp hoặc không cồn; ứng dụng phần mềm cảnh báo nồng độ cồn trên điện thoại thông minh; ứng dụng khóa liên động trên phương tiện xe mô tô, xe máy. Bà Lê Minh Châu (Phó Chủ tịch Hội ATGT Việt Nam) kỳ vọng: “Qua mỗi kỳ hội thảo sẽ tạo sự gắn kết giữa Ủy ban ATGT quốc gia, ban ATGT các tỉnh thành và các nhà tài trợ càng chặt chẽ hơn, nhằm giúp cho công tác tuyên truyền ATGT tiếp tục phát triển, nâng cao ý thức “đã uống rượu bia thì không lái xe”, góp phần kéo giảm cả 3 tiêu chí về ATGT trong thời gian sắp tới”.

TP.HCM: N lc kéo gim TNGT có liên quan nng đ cn

Trong khuôn khổ hội thảo, ông Nguyễn Vũ Hạnh Phúc (Chánh văn phòng Ban ATGT TP.HCM) cho biết, mỗi năm lực lượng CSGT TP xử lý trung bình 25.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, chiếm trên 5% tổng số liệu xử lý vi phạm. Theo số liệu từ Sở Công thương, chỉ riêng dịp Tết thị trường TP đã tiêu thụ đến 44 triệu lít bia. Việc uống rượu bia diễn ra phổ biến khắp nơi, từ nhà riêng, quán nhậu vỉa hè, đến nhà hàng sang trọng, quán karaoke, vũ trường… Có thể chứng minh qua số liệu xử phạt vi phạm về nồng độ cồn trong năm 2018 là 25.589 trường hợp, trong 9 tháng năm 2019 là 17.834 trường hợp. Nhằm tiếp tục kéo giảm TNGT có liên quan đến nồng độ cồn, lực lượng CSGT tăng cường kiểm tra nồng độ cồn và tập trung vào các nơi mà xác suất xảy ra TNGT cao; thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên đối với các xe đang lưu thông; tăng cường tuần tra kiểm soát, và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo kinh nghiệm quốc tế; sử dụng camera ghi hình lại để làm căn cứ xử lý… Bên cạnh công tác tuần tra, xử phạt, TP.HCM còn tăng cường giáo dục chuyển đổi hành vi với hình thức tuyên truyền đa dạng, hấp dẫn; cung cấp hình ảnh, tư liệu về hậu quả, thiệt hại của các vụ TNGT liên quan tới nồng độ cồn cho các cơ quan truyền thông để tuyên truyền rộng rãi trên các kênh thông tin vào một số khung giờ nhiều người theo dõi; dán băng rôn, khẩu hiệu về tác hại của sử dụng rượu bia, quy định xử phạt về sử dụng rượu bia trên tại các địa điểm kinh doanh (kể cả kinh doanh trên báo giấy, báo điện tử, internet…).

Ông Nguyễn Ngọc Tường (Phó Trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP.HCM) khẳng định: “Hội thảo công bố và chia sẻ kết quả Nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam là một trong những nội dung tuyên truyền kịp thời, hiệu quả, là điều kiện thuận lợi để TP.HCM nói riêng và các tỉnh, TP trên cả nước nói chung có một cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Đồng thời có đề xuất những giải pháp, cách làm hiệu quả trong công tác tuyên truyền, cưỡng chế cũng như các giải pháp bổ trợ khác nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong giáo dục và nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông với thông điệp “Đã uống rượu bia thì không lái xe”. Tôi tin rằng thông điệp này sẽ nhanh chóng lan tỏa sâu rộng, là một bước khởi đầu tốt cho một trạng thái giao thông an toàn và chúng ta sẽ cùng thể hiện sự quyết tâm trong việc duy trì bền vững trạng thái an toàn đó”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tường (Phó Trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP.HCM), trong nhiều năm qua, TP.HCM đã có nhiều giải pháp tuyên truyền về những tác hại của việc lạm dụng rượu bia, nhất là sự nguy hiểm và hậu quả của việc điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông sau khi đã sử dụng rượu bia. Bên cạnh đó, việc phát động các đợt cao điểm kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia cũng được chú trọng tăng cường và thực hiện thường xuyên. Đây là những nỗ lực nhằm tạo sự lan tỏa, đồng thuận của xã hội đối với việc chung tay hưởng ứng, phòng chống việc lạm dụng đồ uống có cồn, làm thay đổi tập quán sử dụng đồ uống có cồn, đồng thời góp phần giảm thiểu số vụ, số người thương vong do TNGT có liên quan đến rượu bia trên địa bàn TP.HCM.

Bài, ảnh: Bích Vân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)