Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Làm mới cuộc thi “Văn hay chữ tốt”

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh làm bài thi dưi tán cây trong vưn trưng

Năm học này, “Chuyện của vườn” và “Ô cửa mở ra trang sách” là hai chủ đề được Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM) đưa ra trong cuộc thi “Văn hay chữ tốt”. Đây là cuộc thi thường niên của trường nhằm phát triển năng khiếu văn chương, rèn luyện chữ viết cho học sinh, qua đó lựa chọn ra những cá nhân xuất sắc tham gia cuộc thi cấp quận. Theo đó, cuộc thi năm nay có hơn 120 học sinh các khối lớp tranh tài. Điều đặc biệt là thay vì ngồi trong phòng để làm bài, không gian cuộc thi đã được mang ra vườn trường, học sinh làm bài thi dưới bóng mát của những tán cây, giàn gấc. Bên cạnh việc đổi mới về không gian, cuộc thi năm nay còn được làm mới từ cách ra đề. Cụ thể, “Chuyện của vườn” là chủ đề dành cho học sinh khối 6, 7. Với chủ đề này, mỗi học sinh có tới 12 đề để lựa chọn. Các đề thi đều xoay quanh câu chuyện của vườn và được “ngụy trang” cùng với hoa, trái trong vườn để học sinh lựa chọn. Trong khi đó, “Ô cửa mở ra từ trang sách” là chủ đề dành cho học sinh khối 8, 9 thể hiện những trải nghiệm đọc sách của bản thân. Mỗi học sinh sẽ được chọn một cuốn sách bất kỳ từ “bữa tiệc sách” đặt trong vườn trường để làm bài. “Với cách ra đề này, các em được tự do lựa chọn thể loại viết văn. Trong 60 phút làm bài, với không gian mở, gần gũi và chan hòa với thiên nhiên, các em được thoải mái sáng tạo, thể hiện những trải nghiệm của bản thân. Riêng với học sinh khối 6, 7, các đề thi đều được giáo viên nghiên cứu rất kỹ, khéo léo đưa chính những loại cây lá trong vườn trường vào đề để các em có thể quan sát, hóa thân một cách thực tế khi làm bài. Việc làm mới này sẽ hun đúc cho học sinh tâm hồn trong sáng, biết rung động trước những điều xung quanh, trao cho các em tình yêu sách, tình yêu với môn văn”, cô Nguyễn Thị Hòa (giáo viên môn ngữ văn) cho hay.

Cô Trần Thúy An (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết việc đổi mới cuộc thi “Văn hay chữ tốt” nằm trong lộ trình đổi mới giáo dục được nhà trường đẩy mạnh trong năm học này, từng bước chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện vào năm học sau. “Để thích ứng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì không chỉ là tập huấn giáo viên, so sánh chương trình cũ với chương trình mới, tập huấn SGK mà quan trọng hơn cả là đổi mới tư duy giáo viên ngay từ chương trình hiện hành, đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực học sinh. Việc mạnh dạn làm mới một cuộc thi mang tính truyền thống chính là cách để buộc giáo viên phải thay đổi, học sinh phải làm quen thích ứng…”, cô An chia sẻ.

Bài, ảnh: Đ.Yến

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)