Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Người dân chưa tin y học cổ truyền

Tạp Chí Giáo Dục

Cc có 63 BV y hc c truyn (YHCT), 92% các BV đa khoa có khoa YHCT, 85% trm y tế (TYT) t chc khám cha bnh (KCB) YHCT. Tuy nhiên, t l khám bnh bng YHCT ch chiếm t 4,1 đến 28,5% trong tng st KCB chung ca cc…

Y hc c truyn đang thiếu nhân lc có chuyên môn

Nguyên nhân là do người dân chưa biết nhiều về “cái hay, cái được” của YHCT; tình trạng khan hiếm nguồn cung cấp dược liệu chất lượng cao; các chính sách đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng KCB YHCT chưa xứng tầm. Hầu hết các cơ sở KCB bằng YHCT vẫn chưa có sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, điều trị bệnh phải mất thời gian lâu dài khiến cho người dân chưa có niềm tin vào YHCT…

Ngoài ra, theo TS.BS Trương Thị Ngọc Lan – Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc (YDHDT) TP.HCM – thì sự xuất hiện của một số cá nhân, đơn vị quảng cáo, giới thiệu các loại thực phẩm chức năng, thuốc gia truyền quá mức đã làm giảm đáng kể uy tín của YHCT. Đặc biệt là sự thiếu hụt nhân lực (điều dưỡng, dược sĩ, BS). Thống kê của Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế), năm 2013 tỷ lệ BS YHCT là 7,94%, năm 2017, giảm xuống còn 7,32%. Chế độ cho đội ngũ YHCT còn rất thấp…

Bà Lan cho rằng, bất cập trong đào tạo dẫn đến việc thiếu nhân lực YHCT. Hiện nay, trong các trường y, dù chuyên ngành đào tạo là BS YHCT nhưng nội dung đào tạo có đến 70% về tây y, YHCT còn 30%. Điều này khiến các BS YHCT có xu hướng “tây y hóa”, một số người trung thành với đông y thì trình độ chưa đủ “chín” bởi được đào tạo quá ngắn.

BS Lê Hùng – Chủ tịch Hội Đông y TP.HCM – tâm tư, trong khi nhân sự của các BV, chuyên khoa YHCT còn thiếu thì các quy định về cấp giấy phép hành nghề cho lương y vẫn chưa theo sát thực tế.

“Hiện TP có đến 600 lương y chưa được cấp giấy phép hành nghề dù họ đã được học bài bản. Nhiều lương y không có giấy phép hành nghề buộc phải đóng cửa phòng mạch. Điều này vô cùng lãng phí, không tận dụng được đội ngũ lương y lành nghề để phát triển nền YHCT”, BS Hùng chia sẻ.

Để YHCT phát tiển, bà Lan và ông Hùng cho rằng cần đẩy mạnh các chính sách đầu tư, trong đó chú trọng đào tạo đội ngũ YHCT; đẩy mạnh kết hợp điều trị giữa tây y và YHCT.

Là một trong những đơn vị tiên phong kết hợp đông và tây y trong KCB, Viện YDHDT TP.HCM đã điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh như ung thư, cơ xương khớp, thần kinh…

Theo đó, các bệnh nhân khi đến KCB tại đây đầu tiên sẽ được chẩn đoán theo tây y bằng các thiết bị y học hiện đại như X quang, siêu âm, thử máu để xác định bệnh. Sau đó, một số bệnh sẽ được điều trị đơn thuần bằng YHCT, một số bệnh sẽ được dùng phác đồ đông tây y phối hợp.

Theo bà Lan: “Cả đông y và tây y đều có sở trường riêng, do đó kết hợp đông và tây y là sự kết hợp sở trường của từng lĩnh vực, điều này mang lại hiệu quả tích cực hơn trong điều trị bệnh”.

Hiện nay trung bình mỗi ngày tại đây khám ngoại trú từ 500-600 lượt bệnh nhân, 350 giường bệnh nội trú của Viện YDHDT TP luôn đạt công suất ở mức 90%. Trong đó phần đa là những bệnh nhân ung thư đang hóa trị, xạ trị kết hợp YHCT, hoặc điều trị chăm sóc giảm nhẹ. Kết quả, sau khi kết hợp các liệu pháp phối hợp, có đến 92,3% bệnh nhân ung thư cảm thấy hết mệt mỏi; 90% hết táo bón; 85% có cảm giác thèm ăn, bớt đắng miệng, ăn ngon hơn và mau tiêu; 87% ngủ tốt, giảm suy nhược thần kinh; 84% bớt cảm giác đau, đa số tăng cân…

Tuy nhiên, theo bà Lan thì, việc kết hợp đông – tây y vẫn chưa thật sự lớn mạnh. Cụ thể do tình trạng nhiều BS tây y vẫn còn bài xích đông y, khiến YHCT cảm thấy bị cô lập.

“Để phát triển YHCT, rất cần các chính sách tạo điều kiện; sự thay đổi trong nhận thức của toàn ngành y tế, đặc biệt là trong đội ngũ BS. Nếu được các BS tây y ủng hộ, hợp tác thì việc phối hợp đông và tây y sẽ hiệu quả hơn nhiều” – bà Lan nhấn mạnh.

Hoài Thương

Bình luận (0)