Hội nhậpGiáo dục phát triển

Trường CĐ Nghề Cần Thơ: Lá cờ đầu trong hệ thống trường nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Tin thân là Trưng Trung hc k thut Phong Dinh, Trưng CĐ Ngh Cn Thơ đưc thành lp theo Quyết đnh s 256/QĐ-BLĐTBXH ca B trưng B LĐ-TB&XH ngày 15-2-2007. Hơn 54 năm hình thành và phát trin, Trưng CĐ Ngh Cn Thơ hin là mt trong s các trưng dn đu h thng giáo dc ngh nghip trên cc v cht lưng cũng như hp tác quc tế trong đào to.

Thc sĩ Nguyn Trng Sơn (Hiu trưng nhà trưng, th 2 t phi qua), ông Lee Seung Woo (Hiu trưng ĐH Kunjang) và ông Lim Dae Young (Giám đc Công ty ARS Korea) nhn hoa do SV tng

1. Đầu tháng 11-2018, Trường CĐ Nghề Cần Thơ tổ chức lễ khai giảng chương trình liên kết đào tạo văn bằng kép nghề Cắt gọt kim loại do trường phối hợp với ĐH Kunjang (Hàn Quốc). Chương trình học trong 3 năm: Sau 2 năm học tại trường, những sinh viên (SV) có kỹ năng nghề tốt, thái độ học tập chuyên cần, có trình độ tiếng Hàn cấp III sẽ được giới thiệu qua học 1 năm tại ĐH Kunjang. Tại Hàn Quốc, SV được Công ty ARS (Hàn Quốc) hỗ trợ học phí, tiền ăn; còn ĐH Kunjang hỗ trợ chỗ ở và sắp xếp làm việc ngoài giờ để có thêm chi phí sinh hoạt. Khi tốt nghiệp, SV được Công ty ARS ký hợp đồng làm việc tại nước này hoặc làm việc tại các công ty Hàn Quốc ở Việt Nam, nếu có nguyện vọng.

Sau khi thi kiểm tra đầu vào, hơn 150 SV trúng tuyển chương trình này.

Bên cạnh đó, trường đang đào tạo 2 lớp thí điểm chuẩn quốc tế theo chương trình của Học viện Chilshom (Úc) là quản trị máy tính và ứng dụng phần mềm. Chứng chỉ do Học viện Chilshom cấp. Ngoài ra, học viện cũng sẽ thu nhận SV vào làm việc nếu có nguyện vọng. Ngoài ra, trường còn được Cộng hòa Liên bang Đức triển khai chương trình đào tạo nghề công nghệ ô tô theo chuẩn của nước này; đưa cán bộ quản lý, giáo viên nghề này đi học tập, nâng cao trình độ tại Đức, và đầu tư cho trường những trang thiết bị thực hành hiện đại, cùng những mẫu xe hơi đời mới, giúp trường là một trong số ít đơn vị có xưởng thực hành ô tô hiện đại nhất nước.

Ông Lee Seung Woo (Hiệu trưởng ĐH Kunjang) cho biết lý do chọn Trường CĐ Nghề Cần Thơ làm đối tác: “Trước đó, nhiều công ty Hàn Quốc tại Việt Nam khen tay nghề của SV cũng như uy tín của trường. Qua quá trình làm việc với trường, tôi hài lòng vì đội ngũ lãnh đạo và các trưởng khoa, bộ môn rất có trách nhiệm, năng lực, tâm huyết với người học. Các em SV lễ phép, năng động. Sau lớp Cắt gọt kim loại, chúng tôi sẽ kết hợp với các công ty lớn của Hàn Quốc nghiên cứu, tổ chức liên kết với trường đào tạo và tuyển dụng nhân lực cho các ngành khác như điện tử, cơ khí, ô tô”.

Hi đng kim đnh Anh quc làm vic vi Ban Giám hiu và lãnh đo các phòng, ban, t b môn nhà trưng

2. Trường CĐ Nghề Cần Thơ là cơ sở đào tạo đa ngành, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Đồng bằng sông Cửu Long theo 3 cấp trình độ nghề: CĐ, TC và sơ cấp; bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu và đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động; liên kết với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tổ chức lớp ĐH hệ vừa học vừa làm và các lớp bồi dưỡng sau ĐH. Hiện trường đào tạo 13 nghề bậc CĐ, 9 nghề TC, trong đó bậc CĐ có 8 nghề trọng điểm (5 nghề cấp độ quốc tế, 3 nghề cấp độ khu vực ASEAN). Những nghề thu hút nhiều người học gồm: Điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng; cơ điện tử, điện công nghiệp; kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; công nghệ ô tô; kế toán doanh nghiệp; cắt gọt kim loại; kỹ thuật xây dựng… Cũng như nhiều trường nghề khác, Trường CĐ Nghề Cần Thơ có thời gian gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Để tháo gỡ, Ban Giám hiệu nhà trường tích cực tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng, đưa đào tạo gắn với thị trường lao động, với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, đưa trường trở thành địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực đào tạo nghề. Thạc sĩ Nguyễn Trọng Sơn (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ về chiến lược phát triển của trường: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình hội nhập làm gia tăng tính cạnh tranh về lao động trong khu vực và quốc tế. Đây là thách thức và cũng là cơ hội cho các cơ sở đào tạo nghề. Đầu tư, đổi mới để thu hút người học là điều rất quan trọng. Muốn vậy, trường phải nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu, đặc biệt là xây dựng mối quan hệ quốc tế để thu hút người học và các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác đào tạo, nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động trong nước và quốc tế”.

Để thực hiện chiến lược trên, trường phát động và thực hiện nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành”, “Giảng dạy gắn liền với sản xuất”, “Nhà trường gắn liền với xã hội”…, chú trọng nâng cao phẩm chất, đạo đức của người thầy. Bên cạnh đó, trường được Bộ LĐ-TB&XH và UBND TP.Cần Thơ quan tâm đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất, nhà xưởng, tăng cường trang thiết bị; cử giáo viên đi tập huấn phương pháp giáo dục nghề nghiệp tại các quốc gia tiên tiến. Trong đào tạo, chương trình dành 70% thời gian cho thực hành, thực tập; 30% lý thuyết; đồng thời kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp đưa SV đến thực tập và đổi mới, cập nhật giáo trình giảng dạy. Các nghề đều mời doanh nghiệp, chuyên viên kỹ thuật các hãng lớn đến giảng dạy, bổ sung kiến thức thực tế cho SV. Thầy Nguyễn Anh Tuấn (Phó Trưởng khoa Công nghệ ô tô) cho biết: “Giờ thực hành, các lớp chia nhiều nhóm, mỗi nhóm tối đa 20 SV, tất cả SV trực tiếp thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhờ thực hành và tiếp cận với các mẫu ô tô đời mới nên khi đến doanh nghiệp thực tập, SV làm việc được với các hệ thống động cơ. Rất nhiều SV chưa lãnh bằng đã có công ty tiếp nhận. Khoa chúng tôi tuần nào cũng có 2-3 công ty đến xin nhân sự”. Thạc sĩ Lê Thanh Tuyền (Tổ trưởng bộ môn Điện lạnh) cho biết giáo viên dạy theo phương pháp tích hợp. Trường được trang bị đầy đủ thiết bị thực hành nên sau khi học lý thuyết, SV ứng dụng thực hành ngay, không chờ đến buổi học thực hành. “Các kỳ kiểm tra, thi học kỳ, tốt nghiệp đều cá nhân hóa: SV thực hiện bài kiểm tra trên máy, những em chưa đạt yêu cầu phải học lại, cho đến khi đạt được tay nghề, kỹ năng thuần thục”, thạc sĩ Tuyền nhấn mạnh.

Trường đa dạng hoạt động hỗ trợ tìm việc làm cho SV, thông qua mối quan hệ giữa trường và các doanh nghiệp. Theo thống kê, từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018, trường đào tạo 2.429 SV, tỷ lệ có việc làm đạt trên dưới 96,24%. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đạt 86,40%…

Sinh viên thc tp ti xưng ô tô

3. Trường có 125 cán bộ, giáo viên; trong đó có 1 tiến sĩ, 4 nghiên cứu sinh, 44 thạc sĩ, 27 người đang học thạc sĩ. Hoạt động hội giảng, hội thi được đẩy mạnh. Nhiều giáo viên và SV của trường đạt giỏi trong các kỳ thi tay nghề cấp quốc gia. Năm 2017, trường được nhận Cờ dẫn đầu khối thi đua các trường ĐH, CĐ… Những năm gần đây, Trường CĐ Nghề Cần Thơ luôn tuyển sinh vượt chỉ tiêu. Năm học 2018-2019, có 1.669 HS-SV nhập học, đạt 183,4% chỉ tiêu; trong đó nhiều em trúng tuyển các trường ĐH nhưng chọn học nghề, nâng tổng số HS-SV đang học tại trường là gần 4.000.

Hiện trường đang chuẩn bị nhận các dự án phát triển từ Bộ LĐ-TB&XH và tổ chức quốc tế. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài thành phố đến đặt hàng cũng như ký kết với trường nhận SV đến thực tập. Trong thời gian thực tập các em được doanh nghiệp trả phụ cấp.

Đặc biệt, trường được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) chọn là một trong 4 đơn vị của cả nước tham gia chương trình kiểm định chất lượng theo chuẩn của Anh quốc. Theo đó, Hội đồng kiểm định Anh quốc vừa làm việc tại trường từ ngày 24-10 đến 26-10-2018. Kết thúc quá trình thẩm định, đoàn đánh giá cao về trường, trong đó có các thế mạnh: “Cán bộ, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, cống hiến và mong muốn tiến bộ. SV ngoan, kỷ luật tốt, tự hào được học tập tại trường, được hỗ trợ bởi hệ thống hỗ trợ SV tốt. Trường có mối quan hệ gắn bó với doanh nghiệp. Chương trình đào tạo cân đối, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, địa phương và khu vực. Đạt kết quả nổi bật về đầu ra trong đào tạo”.

Thạc sĩ Nguyễn Trọng Sơn cho biết: “Trong mục tiêu xây dựng và phát triển thành trường dạy nghề đạt đẳng cấp quốc tế (giai đoạn 2015-2020), Trường CĐ Nghề Cần Thơ tiếp tục mời các doanh nghiệp tham gia đánh giá SV tốt nghiệp, xây dựng chương trình đào tạo, tham gia hội đồng khoa học; tham khảo chương trình đào tạo tiên tiến của các trường ĐH, CĐ trong và ngoài nước để điều chỉnh chương trình đào tạo. Chuyển đổi các môn học cơ sở, chuyên ngành sang tích hợp trong các mođun đào tạo nghề, đảm bảo phù hợp mục tiêu giáo dục toàn diện về đạo đức, kiến thức, kỹ năng, thái độ, trình độ ngoại ngữ, tin học, từng bước đạt chuẩn đầu ra của khu vực và quốc tế”.

Đan Phưng

 

Bình luận (0)