Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học tiếng Anh trực tuyến chưa hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục

Sinh viên chưa nghiêm túc trong vic hc tiếng Anh theo hình thc trc tuyến (e-Learning), còn hin tưng trì hoãn, gian ln khi làm bài tp… dn đến hiu qu đt đưc chưa cao. Kiu hc này ch hu ích đi vi nhng sinh viên có đng lc hc tp tt.

Hc tiếng Anh trc tuyến ch hiu qu vi nhng sinh viên thc s có đng lc

ThS. Đinh Thị Triều Giang và ThS. Võ Thị Duyên Anh (giảng viên Trường ĐH Văn Lang TP.HCM) đã chỉ ra điều này trong tham luận khi tham gia một hội thảo bàn về đào tạo trực tuyến mới đây. Điều này được rút ra từ một khảo sát “bỏ túi” của hai giảng viên phụ trách môn Anh văn cơ bản và 20 sinh viên năm 3 của Trường ĐH Văn Lang. Đây là những em đã hoàn thành các học phần Anh văn 1, 2, 3, 4 ở hai năm học đầu tiên; đều không rớt môn, không nợ môn và có điểm bài tập e-Learning cao (>90%) nhưng điểm bài thi giữa kỳ và cuối kỳ (bài thi giấy) đều ở mức trung bình.

Sinh viên chưa làm ch đưc vic hc

Cụ thể, cuộc khảo sát đã hướng sinh viên, giảng viên trả lời những câu hỏi: “Giảng viên và sinh viên nghĩ gì về việc dạy và học tiếng Anh trực tuyến?”; “Sinh viên có động lực đối với mô hình học trực tuyến không?”; “Sinh viên có gian lận trong các hoạt động học tập trực tuyến không?”; “Cách đánh giá nào được khuyến nghị cho hình thức học này?”; “Việc áp dụng e-Learning có giúp cho dạy và học tiếng Anh hiệu quả hơn không?”. Kết quả cho thấy, học tiếng Anh bằng e-Learning giúp sinh viên kiểm soát thời gian học, địa điểm, tốc độ và tự lựa chọn nội dung học tập, tiếp cận được nhiều nguồn tài liệu thú vị hoặc các công nghệ mới có thể tăng cường hứng thú, bớt căng thẳng và lo lắng trong thực hành tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nghe. Tuy nhiên, sinh viên cho rằng việc học tập chủ động sẽ rất khó nếu không có sự hướng dẫn bài bản từ giảng viên vì đa số sinh viên thiếu kỹ năng tự định hướng, lựa chọn kiến thức nào là quan trọng và cần thiết. Thêm vào đó, sinh viên mất nhiều thời gian hơn khi phải tự tìm ra lời giải thích cho một câu trả lời sai vì trên hệ thống e-Learning chỉ cung cấp đáp án chứ không đi sâu vào giải thích. Đáng nói hơn, sinh viên thú nhận rằng có tình trạng… gian lận khi làm bài tập e-Learning như chép bài của bạn hoặc để bạn làm giúp hoàn toàn.

Mặc dù việc học theo hình thức e-Learning đã cung cấp nhiều tài liệu nghe và đọc nhưng sinh viên vẫn cho rằng bài giảng là phương pháp hiệu quả nhất để nắm vững các kiến thức. Không một sinh viên nào cho rằng e-Learning là một phương pháp học tập chủ đạo mà đơn thuần chỉ là một công cụ bổ trợ cho bài giảng truyền thống, vốn được cho là một nguồn cung cấp kiến thức trọng tâm cho các kỳ thi.

Ngược lại, các giảng viên đánh giá sinh viên không nghiêm túc trong việc học theo hình thức e-Learning và kiểu học này chỉ hữu ích với những sinh viên có động lực học tốt. Từ các kết quả được báo cáo trên hệ thống e-Learning của giảng viên, có thể dễ dàng quan sát được việc sao chép bài tập của sinh viên ở bạn bè, cũng như việc sinh viên chỉ làm bài để điểm danh đủ bài tập. Sinh viên không thực sự có động lực để học theo hình thức e-Learning và cũng có những hành động gian lận/đạo văn. Sinh viên để sát hạn chót mới bắt đầu làm bài; lập nhóm làm bài, phân công từng em phụ trách từng bài…  Vì những lý do như thiếu động lực học tập, có hành vi gian lận/đạo văn, có thái độ trì hoãn học tập, có thể thấy hình thức học e-Learning không làm cho việc học tiếng Anh tốt hơn. Điều này được thể hiện ở thành tích chung của sinh viên trong các kỳ thi, dù điểm bài tập e-Learning khá cao, kiến thức về tiếng Anh của sinh viên vẫn không được cải thiện.

Cách đánh giá cn phù hp

Các tác giả cũng chỉ ra hai yếu tố trong giáo dục truyền thống ở Việt Nam chi phối mạnh vào nhận thức của sinh viên đối với việc học tiếng Anh theo hình thức e-Learning. Thứ nhất, học bằng cách tiếp nhận thay vì khám phá trong giáo dục truyền thống của Việt Nam, giảng viên và sách giáo khoa có sức mạnh trong việc cung cấp kiến thức. Khi không có sự hướng dẫn từ người thầy, người học thường cảm thấy bối rối và điều này tiêu biểu cho cách học tiếp nhận. Thứ hai, học đối phó, sinh viên cho rằng nhiệm vụ chính của họ là đạt được điểm số xuất sắc bởi vì kết quả bài thi là phương tiện quan trọng nhất để đánh giá. Giảng viên thường ôn tập trước kỳ thi, hệ thống giúp sinh viên những điểm chính, điều này dẫn đến chiến lược học tập định hướng theo kỳ thi. “Cho đến nay không có cách đánh giá nào thỏa đáng hiệu suất của sinh viên ở hình thức giáo dục trực tuyến. Giảng viên chỉ nhìn vào số lần và thời gian truy cập tài liệu cũng như bài tập sinh viên gửi lên hệ thống nhưng những điều này cũng chưa đủ để chứng minh sự tiến bộ và hiệu suất của sinh viên trong quá trình học tập. Do đó, các kỳ thi truyền thống đang và sẽ tiếp tục trong một thời gian dài, đồng thời là phương tiện chính để đánh giá người học ở Việt Nam. Nếu hệ thống đánh giá không có những thay đổi cơ bản thì định hướng lấy người học làm trung tâm vẫn chưa thực hiện được”, các tác giả nhận định.

T.Trân

Bình luận (0)