Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

S GD-ĐT TP.HCM khng đnh, trong năm hc 2018-2019, s ch đo các trưng đy mnh vic đi mi kim tra, đánh giá hc sinh theo hưng phát huy năng lc cá nhân.

Theo tác gi, vn đ kim tra, đánh giá hc sinh dù đã đi mi nhưng thc tế vn còn nhiu vưng mc. Trong nh: Cô Đinh Th Kim Thúy (giáo viên Trưng THPT Phú Nhun, TP.HCM) trao đi vi hc sinh trong tiết dy môn vt lý. Ảnh: Y.Hoa

Theo đó, việc đánh giá học sinh không chỉ thông qua các bài kiểm tra viết, kiểm tra miệng, mà còn thông qua những hoạt động tích hợp liên môn, tiết học trải nghiệm thực tế, học sinh làm dự án… Căn cứ cho điểm không chỉ phụ thuộc vào kết quả, sản phẩm của học sinh, mà còn là thái độ tham gia các hoạt động, khả năng làm việc nhóm…

Vấn đề kiểm tra, đánh giá học sinh dù đã có nhiều cải tiến, đổi mới nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong việc kiểm tra, nhiều giáo viên theo lối mòn, từ cách tổ chức kiểm tra, ra đề, chấm điểm, ít khi tạo sự hứng thú cho học sinh. Thí dụ, kiểm tra miệng, thường có tính may rủi (có em thuộc bài thì không được gọi, có em bất chợt hôm đó không thuộc bài thì bị gọi…); kiểm tra viết thì thường trả lời theo dạng thuộc lòng, hoặc thực hiện các bài tập; các dạng kiểm tra bằng làm bài tập nhóm, thuyết trình, thực hiện các công trình (vẽ bản đồ, thực hành môn vật lý, sinh học…) còn chưa nhiều; kiểm tra kiểu vấn đáp rất ít khi thực hiện… Đã có kiểm tra thì thường có điểm, dù thành điểm vào một cột cụ thể (điểm miệng, 15 phút, 1 tiết…) hoặc điểm cộng hay điểm trừ cho vào một cột nào đó, chứ không mấy khi kiểm tra để đánh giá việc khác.

Trong đánh giá thì nặng về cách truyền thống dựa trên điểm số và hay bỏ qua các hoạt động khác. Chẳng hạn, hoạt động của học sinh trên lớp, ở trường có nhiều dạng nhưng cơ bản vẫn thông qua điểm số, các đánh giá khác thường ít hoặc chỉ chung chung; giáo viên thường không có nhiều thời gian, kể cả tâm huyết, để ghi đánh giá một cách chi tiết, cụ thể, đôi khi sự khách quan cũng còn hạn chế; giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học thì bận nhiều việc không tên, kể cả những việc ngoài nghiệp vụ sư phạm (như thu tiền các loại…) nên cũng rất khó đánh giá được đầy đủ; giáo viên chủ nhiệm các bậc học khác thì chỉ gắn với 1 môn nên khó đánh giá được thái độ học tập và hoạt động của học sinh ở các môn khác; các giáo viên bộ môn có thể đánh giá được sự hứng thú học tập, các hoạt động trên lớp của học sinh ở môn đó, nhưng khi tổng hợp chung thì nên làm thế nào cũng là điều không dễ… Như vậy, bản thân việc đánh giá học sinh vốn đã khó, nếu đổi mới thì nên đổi mới như thế nào, giáo viên có tiếp nhận đầy đủ sự đổi mới đó không, có thể thực hiện tốt không…

Để việc kiểm tra, đánh giá thực sự đổi mới và đạt ý nghĩa thiết thực hơn, cần có nhiều hoạt động bổ trợ, phối hợp, chứ không chỉ gắn trực tiếp vào các bài kiểm tra trên lớp. Có thể quan tâm đến các hoạt động hoạt động sau:

Vic kim tra, đánh giá cn thc cht, có ý nghĩa thc tế ch không phi làm cho có và phi trên tinh thn tôn trng hc sinh, có tác đng thúc đy s tiến b ca hc sinh. Tuyt đi tránh nhng cách đánh giá làm tn thương đến hc sinh dù dưi bt k hình thc nào.

Nhóm thứ nhất, việc học tập. Đây dĩ nhiên là hoạt động quan trọng nhất và bắt buộc phải đánh giá bằng điểm số. Nhưng bên cạnh đó, cần quan tâm đến thái độ học tập, sự chủ động và hứng khởi của học sinh đối với môn học đó. Thí dụ đặt ra 3 thang đánh giá A, B, C, với học sinh nào thuộc bài, làm bài tốt, chăm phát biểu là A; học sinh trầm, không vi phạm gì là B; học sinh nghịch, không thuộc bài, lo ra… là C; thực hiện đánh giá đều đặn trong cả một học kỳ – có thể không nhất thiết đánh giá từng buổi nhưng phải trên 50% số buổi của học kỳ đó – để ra mức đánh giá chung. Điểm này có thể được cộng hoặc trừ vào điểm trung bình theo một tỷ lệ nào đó để ra kết quả chung.

Nhóm thứ hai, kỷ luật, thái độ, ứng xử và các kỹ năng khác. Phần đánh giá này chủ yếu để làm căn cứ để đánh giá hạnh kiểm nhưng cũng có thể gắn với kết quả học tập môn giáo dục công dân ở bậc THCS và THPT. Đó là các biểu hiện chấp hành nội quy, ứng xử với thầy cô, bạn bè và các thành viên khác trong nhà trường, ứng xử với việc giữ gìn vệ sinh môi trường, chấp hành Luật Giao thông, phát ngôn…

Nhóm thứ ba, các sinh hoạt ngoại khóa hoặc hoạt động riêng. Định kỳ nhà trường có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan, đi tìm hiểu ở các bảo tàng, đi thực tế ở công viên/nông trang, xem văn nghệ… và qua đó đánh giá học sinh về thái độ ứng xử ở nơi công cộng, sự quan tâm tiếp thu cùng các biểu hiện khác. Các hoạt động riêng có thể bao gồm hoạt động chỉ huy Đoàn/Đội, hoạt động năng khiếu (thể dục thể thao, văn nghệ, thi học sinh giỏi, thi kể chuyện sách…).

Để thực hiện được điều này, đòi hỏi nhà trường phải có nội quy khá chi tiết, cụ thể và phổ biến đầy đủ trong giáo viên lẫn học sinh để có căn cứ thực hiện và đánh giá. Bản thân giáo viên phải được giải thoát các hoạt động không liên quan đến hoạt động sư phạm, kể cả sổ sách, mà chỉ tập trung vào dạy học và đánh giá học sinh. Giáo viên phải chăm chút và có trách nhiệm với các đánh giá, không chỉ căn cứ trên nội quy mà còn nắm được đặc điểm của từng học sinh để đánh giá khách quan và chính xác. Bởi các đánh giá này làm căn cứ để phát huy những phẩm chất tốt đẹp của học sinh, uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, không phù hợp, kể cả phát hiện những trường hợp cá biệt (đặc biệt giỏi, có năng khiếu ở lĩnh vực nào đó hoặc có xu hướng hư hỏng…) mà có biện pháp xử lý kịp thời, hợp lý.

Dĩ nhiên, việc kiểm tra, đánh giá cần thực chất, có ý nghĩa thực tế chứ không phải làm cho có và phải trên tinh thần tôn trọng học sinh, có tác động thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh. Tuyệt đối tránh những cách đánh giá làm tổn thương đến học sinh dù dưới bất kỳ hình thức nào.

Trúc Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)