Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2023: Ôn tập môn văn theo đề tham khảo như thế nào?

Tạp Chí Giáo Dục

So vi đ thi các năm trưc đây, đ tham kho môn ng văn năm 2023 mà B GD-ĐT đã công b cơ bn vn n đnh như tinh thn ca B GD-ĐT đã thông báo t đu năm hc: n đnh v thi gian làm bài (120 phút), v cu trúc (gm đc hiu và làm văn) và thang đim cũng không thay đi.


Mt tiết hc môn ng văn ca hc sinh lp 12 Trưng THPT Tây Thnh. Ảnh: N.T

Độ khó của đề không nhiều, khi cả 2 phần đều cho văn bản thơ và các câu hỏi khá đơn giản, nhiều câu hỏi chỉ cần đọc kỹ đề là trả lời được, dễ dàng chống điểm liệt (1,25 điểm) cho thí sinh.

C đc hiu và làm văn đu khá d

Ở phần đọc hiểu (3 điểm), văn bản là đoạn trích từ trường ca Những người đi tới biển của nhà thơ Thanh Thảo. Bốn câu hỏi yêu cầu từ mức độ thấp đến cao. Mức nhận biết (câu 1), xác định thể thơ (tự do) và câu 2 là “chỉ ra những từ ngữ diễn tả đời sống nghèo khổ, vất vả của người mẹ” trong 5 câu thơ đầu của đoạn trích (ở Túp lều lợp lá lợp tranh/ Bàn chân thô quanh năm bùn lấm). Hai câu này khá đơn giản nên hầu hết thí sinh đều trả lời được. Câu 3 là mức thông hiểu (nêu nội dung của 2 dòng thơ: Tập con bước vịn vào ca dao tục ngữ/ Dù uống nước đâu lòng vẫn nhớ nguồn). Cách yêu cầu này nhẹ nhàng hơn đề thi các năm trước, vì đề các năm thường yêu cầu thí sinh trình bày hiểu biết (hiểu thế nào, khó hơn). Riêng câu 4 phần đọc hiểu là câu hỏi vận dụng (nhận xét về hình ảnh dân tộc Việt Nam thể hiện trong đoạn trích), tương đương với yêu cầu của các đề thi trước đây. Để làm tốt câu hỏi này, yêu cầu thí sinh phải có 2 bước rõ ràng: Bước 1, khái quát kiến thức về hình ảnh dân tộc Việt Nam khi đọc đoạn thơ; bước 2 là đưa ra nhận xét. Nên trình bày ngắn gọn, súc tích thành một/ hai đoạn văn, tránh lan man, dong dài.

Với câu 1 của phần làm văn (viết đoạn văn, khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tinh thần vượt khó) là một câu hỏi hết sức quen thuộc. Đây thuộc nhóm đề tài mà học sinh lớp 12 đã được luyện tập rất nhiều ở nhà trường, như vai trò/ tác dụng của ý chí/ nghị lực/ kiên trì nhẫn nại… Tuy nhiên, dễ viết thì thường khó thuyết phục. Nên đòi hỏi thí sinh phải có kỹ năng thật tốt, kiến thức thật sâu trong thao tác viết đoạn văn mới có điểm tuyệt đối. 

Câu 2 của phần làm văn – nghị luận văn học – cũng có 2 vế yêu cầu. Vế đầu (phân tích đoạn thơ gồm 10 câu trong bài Việt Bắc của Tố Hữu) và vế sau là yêu cầu nhận xét về lẽ sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích. Thực hiện yêu cầu vế đầu không khó, thí sinh vận dụng kiến thức bài học trong chương trình cùng kỹ năng phân tích thơ là làm được. Muốn làm tốt vế sau đòi hỏi thí sinh phải có hiểu biết sâu sắc về lẽ sống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam là gì? Lẽ sống ấy được thể hiện qua đoạn thơ nói riêng và cả bài thơ Việt Bắc như thế nào?

Thí sinh cần lưu ý là, bất cứ đề minh họa nào cũng có tính tương đối. Vậy nên khi ôn tập, các em cần phải biết mềm dẻo, linh hoạt và biết ứng biến với thực tế. Vì thực tế có năm đề thi chính thức không sát hoàn toàn với cách yêu cầu của đề minh họa.

Các li t bài làm ca thí sinh trong k thi tt nghip 2022

Trong đợt chấm bài thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2022, các giám khảo đã ghi nhận lại những lỗi sai ngô nghê của thí sinh trong bài làm.

Thí sinh cn lưu ý là, bt c đ minh ha nào cũng có tính tương đi. Vy nên khi ôn tp, các em cn phi biết mm do, linh hot và biếng biến vi thc tế. Vì thc tế có năm đ thi chính thc không sát hoàn toàn vi cách yêu cu ca đ minh ha.

“Râu ông nọ cắm cằm bà kia” là lỗi nhầm lẫn kiến thức từ tác giả này sang tác giả khác, tác phẩm nọ sang tác phẩm kia, chủ yếu tập trung ở câu nghị luận văn học (5 điểm) khi bàn về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Mà nguyên nhân chủ yếu là thí sinh không nắm vững kiến thức, không hiểu thấu đáo kiến thức về tác giả, tác phẩm. Có thí sinh “lạc” từ Nguyễn Minh Châu sang Nguyễn Tuân khi gán ghép cho tác giả là “chủ nghĩa xê dịch”, hay là “nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”. Có bài làm chuyển chi tiết chiếc thuyền trong tác phẩm ở vùng biển miền Trung lên tận vùng… Tây Bắc. Ngoài ra, có thí sinh rất ngớ ngẩn khi viết thế này: “Phùng vô tình thấy chiếc thuyền của vợ chồng Mị” (Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài). Cùng với nhiều lỗi khác, giám khảo đã ghi lại trong bài làm của một thí sinh: “Đẩu đã xin lên chiếc thuyền của gia đình hàng chài để trò chuyện với những người trên thuyền, hỏi về cuộc sống, phong tục của họ” (!?). Cũng có bài làm “vòng vo” khi nói rất dài dòng về nghề mưu sinh ở biển rồi mới giới thiệu tác phẩm.

Đây là những lỗi sai trầm trọng về kiến thức, do thí sinh đọc không kỹ tác phẩm. Và yếu về kỹ năng làm bài. Những lỗi này ảnh hưởng rất lớn đến điểm số của bài làm văn, thí sinh những năm sau cần nên tránh.

Nhng câu văn “đn tim” giám kho

Bên cạnh những bài văn không tốt, các giám khảo bắt gặp rất nhiều bài làm giàu cảm xúc, hành văn lưu loát, diễn đạt bay bổng… Nhiều cách ví von khi giới thiệu tác giả: “Nếu văn học Việt Nam là một bầu trời thì Nguyễn Minh Châu là tia nắng rực rỡ giữa bầu trời ấy”. Hay như câu văn sau: “Nguyễn Minh Châu đã nhặt nhạnh những tinh hoa của cuộc đời, những trăn trở trớ trêu mà cuộc sống giấu sau những cái đẹp, gội rửa qua lăng kính của ông hình thành tác phẩm”. Hoặc những cách dùng từ ngữ sáng tạo như “thành trì chữ nghĩa”, “văn chương tạo một nốt trầm đặc biệt cho cuộc sống”. “Văn chương chân chính không phải là kiếp ve sầu ngắn ngủi sau một mùa hạ, cũng chẳng giống những đóa hoa chóng tàn mỗi độ thu sang, mà đó là những nấc thang nâng tầm giá trị nhân sinh, nghệ thuật trong tâm hồn con người qua dòng chảy của lịch sử…”. Một giám khảo thú nhận đã “nổi da gà” trước cách viết quá hay, cách liên hệ quá khéo của thí sinh: “Chao ôi! Nghệ thuật không thể là màn sương mờ ảo màu sữa pha ánh màu hồng ban mai che lấp đi những đau thương của kiếp người…”. Những câu văn trên thuộc phần đánh giá của bài làm văn. Nó trả lời cho lý do tại sao những bài làm văn có những câu văn này điểm số rất cao so với các bài làm văn khác.

Nhà văn Nam Cao, trong truyện ngắn Đời thừa, từng cho rằng đọc được những câu văn hay sung sướng hơn ăn những thức ngon vật lạ trên đời. Thú thật, chấm thi mà đọc được những bài văn như trên mới thấy thích thú làm sao, bao nhiêu mệt mỏi cũng xua tan ít nhiều!

Trn Ngc Tun
(Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)