Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Tài không… đợi tuổi

Tạp Chí Giáo Dục

Mới 12 tuổi nhưng bộ sưu tập huy chương toán học của Tô Quỳnh Hương (học lớp 6/3 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) đã lên đến con số 20.

Quỳnh Hương với các chiếc huy chương giành được

Trong số 12 tài năng trẻ năm 2018 được TP.HCM vinh danh thì Tô Quỳnh Hương là gương mặt trẻ tuổi nhất. Thậm chí, cô nữ sinh 12 tuổi còn nằm trong danh sách đề cử Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2019 của Thành đoàn TP.HCM.

3 năm giành được 20 huy chương

Nhìn vào bảng thành tích khủng của Quỳnh Hương với hàng loạt các giải thưởng toán học trong nước và quốc tế mới hiểu không phải ngẫu nhiên khi mới 12 tuổi, cô bé đã vinh dự được đứng cạnh các tài năng trẻ “có số má” của TP.HCM.

Quỳnh Hương cho biết em “bén duyên” với toán từ năm học… lớp 3 vì ngưỡng mộ anh hai. Chính anh hai là người đã truyền tình yêu toán học cho em bằng chính những say mê của anh. “Anh hai em là Tô Huỳnh Phúc (14 tuổi), được mệnh danh là “cậu bé vàng” toán học. Anh giành được rất nhiều giải thưởng toán uy tín và đã từng là Công dân tiêu biểu TP.HCM khi mới học lớp 6”, Quỳnh Hương hãnh diện nói.

Quỳnh Hương kể, năm học lớp 1 và lớp 2, bản thân em học toán rất bình thường nếu không muốn nói là “ghét học”. Đến năm lớp 3, chứng kiến anh hai học toán, say mê với toán, coi việc học toán như một sự giải trí, em đâm ra… thích theo. “Để em yêu thích việc học toán, anh hai thường biến những con số thành những món đồ ăn như kẹo, bánh, kem và cùng em học bài. Từ miễn cưỡng thành say mê, em bị cuốn vào từng bài anh giảng và nỗ lực không ngừng”, Quỳnh Hương nhớ lại.

Trái ngọt đầu tiên của niềm say mê đó là chiếc huy chương vàng Toán quốc tế SASMO (cuộc thi Toán của Singapore) ngay năm học lớp 3. Như một bước đệm hun đúc thêm tình yêu với toán học khi liên tiếp sau đó Quỳnh Hương giành được nhiều giải thưởng danh giá khác ở các giải quốc gia và quốc tế như huy chương bạc Toán quốc tế SIMOC; huy chương bạc Toán quốc gia; huy chương vàng Toán quốc tế Bulgaria; huy chương vàng Toán quốc tế WATERLOO Canada; huy chương vàng Toán quốc tế AMO, Cúp vàng Toán quốc tế Kangaroo (Úc)… Tôi hỏi Quỳnh Hương từ khi bắt đầu yêu thích toán học cho đến nay, em đã gặt hái được bao nhiêu chiếc huy chương. Sau một hồi nhẩm tính, em cười cho biết được khoảng… 20 chiếc cả vàng lẫn bạc.

“Kiến thức toán học trong các cuộc thi không phải là quá cao siêu, quá nhiều hay bác học. Mà ngược lại, toán trong những bài thi quốc tế chỉ là những kiến thức đơn giản được áp dụng trong thực tế nhưng đòi hỏi tính tư duy cao”, Quỳnh Hương nói. Đây cũng là điều mà em thích nhất ở toán.

Giành được nhiều huy chương nhưng lần nào đi thi Quỳnh Hương cũng… gặp ải. Đó là do em quá căng thẳng nên bản thân thường bị đau bụng trong phòng thi ngay khi phát đề. “Nhiều lần em vừa làm bài thi vừa ôm bụng, mồ hôi túa ra như tắm. Lại có những lần em phải xin ra ngoài giữa chừng vì đau bụng quá”, Quỳnh Hương kể.

Chính từ “sự cố” này mà ở nhiều cuộc thi để lại trong em sự tiếc nuối. “Trong lần thi Toán quốc tế SIMOC năm 2015 tại Singapore khi em đang học lớp 3. Đây cũng là lần thi đấu đầu tiên của em ở nước ngoài. Buổi sáng thi đấu, do quá hồi hộp em không dám ăn sáng. Nhưng đến khi ban tổ chức phát đề, em lại đau bụng dữ dội. Ráng làm nhưng một hồi không chịu nổi em phải xin ra ngoài. Do mất nhiều thời gian… ở ngoài nên cuộc thi này em chỉ giành được huy chương bạc”, Quỳnh Hương tiếc nuối.

Quỳnh Hương và anh trai Tô Huỳnh Phúc cùng học toán

Nhưng với Quỳnh Hương, nuối tiếc nhất là ở cuộc thi Toán Tuổi thơ toàn quốc năm 2016. Ở cuộc thi này, dù mới học lớp 4 nhưng em được đặc cách thi chung với anh chị lớp 5 bởi cuộc thi chỉ dành cho học sinh lớp 5. “Vẫn là cảm giác đau bụng ngay khi phát đề. Vì thời gian làm bài chỉ có 30 phút nên em cố gắng không xin ra ngoài, vừa làm bài vừa ôm bụng quằn quại. Dù đề thi không quá khó nhưng chung cuộc, em chỉ giành giải Triển vọng”, Quỳnh Hương cho biết.

“Cô giáo nhỏ” của bạn bè

Bà Huỳnh Thanh Hà (mẹ của Quỳnh Hương) cho biết điều mà bà thấy hãnh diện nhất về con gái không hẳn ở những tấm huy chương. “Năm Quỳnh Hương học cuối cấp tiểu học (2017), tôi lén đọc những dòng lưu bút mà bạn bè trong lớp viết cho cháu, tôi thấy các bạn gọi cháu là “cô giáo nhỏ”. Thật sự là khi đọc những dòng chữ nắn nót đó tôi đã khóc. Bởi con gái đã rất khiêm tốn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng bạn bè”, bà Hà xúc động nói. Biệt danh “cô giáo nhỏ” xuất phát từ việc Quỳnh Hương chỉ bài cho các bạn trước những kiến thức mà các bạn không hiểu. Thậm chí có những lần em còn thay cô giáo giảng bài cho các bạn.

“Em rất thích làm cô giáo, luôn ước mơ sau này sẽ trở thành một cô giáo dạy toán để truyền lại niềm say mê toán học và thay đổi quan niệm rằng “toán học là khô khan”. Với em, những giây phút được đứng trên bục giảng thay cô giảng bài cho các bạn là những giây phút em thấy tự hào và hãnh diện nhất”, Quỳnh Hương chia sẻ. Mặc dù vậy, Quỳnh Hương cho hay bản thân chỉ thấy mình là bạn của các bạn chứ không phải là “cô giáo nhỏ”.

Chia sẻ về phương pháp học toán hiệu quả từ kinh nghiệm bản thân, Quỳnh Hương cho rằng để giỏi toán trước hết phải có tình yêu với môn toán. “Để có thể yêu thích toán, chúng ta hãy coi toán không phải là một môn học mà là một thực tế hàng ngày. Toán rất gần với cuộc sống khi hàng ngày, hầu như trong mọi vấn đề chúng ta đều dùng đến các con số. Vậy nhưng, toán không chỉ dừng lại ở những con số khô khan, vô hồn. Khi có tư duy, logic, mọi thứ sẽ đều trở nên dễ dàng”, Quỳnh Hương nói. Em cho hay nhờ toán mà bản thân sắp xếp mọi thứ, từ giờ học, giờ chơi, giờ giải trí luôn được khoa học và hợp lý.

Đến tận bây giờ, Quỳnh Hương cho biết vẫn luôn thích được học toán cùng anh hai. “Vào cuối tuần, hai anh em lại cùng nhau giải toán. Khi tìm ra đáp án cho những bài toán khó thì không gì vui bằng”, cô bạn cười rạng rỡ nói.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)

Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Tài không đợi tuổi

Tạp Chí Giáo Dục

T nhng miếng ghép Lego vô hn, ba hc sinh Lê Hng Khoa, Bùi Vĩnh Hưng (lp 2/3) và Trnh Ngc Bo Trân (3/1) Trưng Tiu hc Lê Ngc Hân (Q.1, TP.HCM) đã “hô biến” thành mô hình Thy đin và lc nưc, k li hành trình và tm quan trng ca nưc; đưa ra gii pháp đ s dng nưc tt hơn và x lý nưc thi ti các đô th hin đi Vit Nam hin nay.

Nhóm thc hin mô hình Thy đin và lc nưc trong cuc thi ti M

Với tính năng và sự linh hoạt trong việc lồng ghép kiến thức vào sản phẩm, mô hình của nhóm đã giành giải nhất trong cuộc thi Lego tại TP.HCM, được đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi First Lego League 2018 tại Mỹ và xuất sắc nhận giải Model Design Award (giải thiết kế ấn tượng nhất).

Đưa kiến thc vào thc tin

Mô hình gồm 2 phần chính: Hành trình của nước và tầm quan trọng của nước. Trong đó, hành trình của nước là mô hình về nhà máy thủy điện, còn tầm quan trọng của nước là mô hình về thành phố với hệ thống mô tả nước dùng trong sinh hoạt, trong nông nghiệp, nước dùng để sử dụng trong hoạt động cứu hỏa. “Để lắp ráp mô hình nhà máy thủy điện, chúng em sử dụng bộ lego wedo 2.0 và mindstorm. Mô hình gồm một hồ lớn chứa nước, gắn động cơ tua bin quay, hệ thống ống dẫn”, Hồng Khoa cho biết.

Theo Hồng Khoa, phức tạp nhất trong mô hình nhà máy thủy điện chính là khâu lắp ráp nên bộ ba đập nước, ống dẫn và tua bin bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ do gồm nhiều chi tiết, cấu tạo phức tạp. “Làm sao có thể xây dựng được đập nước cao, tạo ra lực nước chảy xuống mạnh để tua bin có thể quay”, Hồng Khoa nói. Từ nhà máy thủy điện, nước sẽ theo hệ thống ống dẫn dùng làm nước trong sinh hoạt, thắp sáng điện cho mọi nhà, cho thành phố; dùng trong nông nghiệp với vườn rau, vườn hoa, ruộng bậc thang và hệ thống tưới tiêu tự động. “Điện sẽ đi vào thành phố thông qua hệ thống dây điện, làm phát sáng bóng đèn và quạt quay. Nước sinh hoạt đi vào nhà được thể hiện trong mô hình bằng màu xanh. Màu xanh đen là nước thải sau sinh hoạt theo hệ thống ống dẫn đi ra ngoài sông”, Bảo Trân cho biết.

Xe chữa cháy được nhóm đưa vào mô hình với lập trình kết nối trên iPad để xa có thể chạy, phát sáng, phát đèn. Đặc biệt, với mô hình vườn rau, nhóm sử dụng khối xoay chiều để xác định chiều xoay của bông hoa hướng về mặt trời, sử dụng khối tốc độ để xác định tốc độ bông hoa, sử dụng khối màu để thông báo về tình trạng nước của vườn với màu đỏ là thiếu nước, màu xanh là đủ nước.

Điểm nhấn của hành trình của nước và tầm quan trọng của nước là phần giải pháp xử lý nước thải được xây dựng trong mô hình. Theo đó, nước thải sinh hoạt sẽ chảy ra ngoài sông, bằng cách trồng hàng rào cây xanh thấp ngang mặt nước hai bên bờ sông để giữ lại rác. Tạo một máy đẩy rác có gắn động cơ đặt ở giữa sông, khi máy chạy sẽ đẩy nước, đẩy rác sang hai bên. Lắp ráp một cây cầu chia làm 3 phần với lưới lọc rác hai bên cầu để giữ rác. Cùng với đó, một tàu nhặt rác có phát tín hiệu đèn và âm thanh, với tín hiệu đèn đỏ kèm âm là rác nhặt chưa xong, còn màu xanh dương là rác đã nhặt hết. “Tàu được lập trình bằng một cảm biến cân bằng để điều khiển tàu chạy tới lui, phát ra âm thanh và ánh sáng. Đồng thời được gắn động cơ và não để có thể điều khiển trên iPad”, Hồng Khoa chia sẻ.

Lan ta ý thc bo v môi trưng

Đó là thông điệp mà nhóm muốn hướng tới và gửi gắm đến cộng đồng thông qua mô hình. Để có thể hoàn thiện được mô hình, nhóm đã được cha mẹ dẫn đi thực tế ở nhà máy thủy điện Trị An, xem hệ thống tưới cây tự động để lên ý tưởng về lắp ráp. “Từ hình ảnh thực tế của nhà máy thủy điện, các cháu đã đưa ra một ý tưởng cho riêng mình về mô hình một nhà máy thủy điện. Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư nhà máy thủy điện, các cháu hiểu hơn về cơ chế hoạt động cũng như ý thức hơn được sức mạnh của nước”, chị Phạm Nhung (mẹ của Vĩnh Hưng) chia sẻ. Bên cạnh đó, để có thể “nói lên tiếng nói của nước”, các em đã được tiếp xúc và học tập với nhiều chuyên gia nước ngoài về nước. Theo Bảo Trân, nguồn nước hiện nay trên thế giới đang bị ô nhiễm bởi nhiều hóa chất của các nhà máy thải ra, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của nguồn nước và sức khỏe con người.

Mô hình Thy đin và lc nưc trưng bày ti cuc thi

Hiểu con mình có tố chất và năng khiếu về lập trình, lắp ráp, chị Minh Trang (mẹ của Hồng Khoa) cho biết để thực hiện mô hình, Hồng Khoa và hai bạn làm say sưa đến quên ăn quên ngủ, có khi thực hiện đến tận 1 giờ sáng. “Khi tham gia cuộc thi tại Mỹ, trước những mô hình hết sức ấn tượng của đội bạn đến từ khắp nơi trên thế giới mới thấy bản thân các em đã nỗ lực như thế nào khi có thể giành được giải Ấn tượng của ban giám khảo. Chuyến đi không chỉ mang đến những trải nghiệm mà còn cho các em cơ hội giao lưu, học hỏi thêm thật nhiều kiến thức”, thầy Bùi Duy Phương (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân) nhấn mạnh.

Thầy Phương cho rằng để làm nên mô hình, ngoài việc vận dụng các kiến thức như vòng tuần hoàn của nước, vai trò của nước trong cuộc sống, các em còn nhận thức rõ rệt hơn về việc tiết kiệm nước và ý thức bảo vệ môi trường. Từ đó kêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.

Trong cuộc thi năm tới, nhóm cho biết sẽ thực hiện mô hình về vũ trụ để tiếp tục “đem chuông đi đánh xứ người”.

Yến Hoa