Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tiết học tự nhiên

Tạp Chí Giáo Dục

Đồ dùng dạy học giáo viên chuẩn bị

Từ khi nghe học sinh tâm sự: “Em thích cô dự giờ”, tự nhiên tôi cũng cảm thấy thích dự giờ. Dẫu biết rằng giáo viên có thể không thích. Tiết dạy có người dự, giáo viên sẽ cực hơn vì phải chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học, phải thức khuya dậy sớm để tập giảng, chưa kể có thầy cô còn run do tâm lý.

Khi biết có người dự giờ, có giáo viên còn phát huy cái câu được giáo huấn xưa nay: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”; tăng cường vận dụng từ “học hỏi” để cảm thấy tự tin hơn khi lên tiết với phương pháp “sư phụ chỉ”. Ngược lại, có giáo viên thì rất tự tin mong muốn có ai đó dự giờ để bản thân phát huy năng lực của mình.

Trường tôi đa số giáo viên đều dạy tốt nên việc dự giờ đối với thầy cô là chuyện bình thường (với điều kiện là người trong trường dự). Nhờ cái bình thường ấy mà tiết dạy rất tự nhiên, học sinh và giáo viên hợp tác rất tốt, tiết học sinh động. Học sinh rất vui vì được rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông, rèn kỹ năng làm việc nhóm…, qua đó thấy được tinh thần đoàn kết của tổ, lớp. Tuy nhiên, đôi lúc lại thấy cái ích kỷ của em nào đó chợt lóe lên trong quá trình “thi đua nhóm”, hay một em đại diện nhóm nhưng vô tình làm bài sai ảnh hưởng đến nhóm, hoặc có em thể hiện sự cười cợt khi bạn làm chưa nhanh… Đó là những lúc cần đến sự định hướng, hay giáo dục của giáo viên.

Điều mà tôi tâm đắc trong các tiết dự giờ là học sinh được giáo viên giới thiệu thêm phương pháp mới, được thao tác trên đồ dùng dạy học mới; các em yếu ít bị rầy, đôi khi còn được quan tâm hơn…

Mỹ Lệ
(Thủ Đức, TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)