Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nữ sinh học ngành kỹ thuật: Tại sao không?

Tạp Chí Giáo Dục

Nếu như trưc đây, n sinh ch theo hc nhóm ngành k thut (xây dng, công ngh k thut ô tô…) bc ĐH, thì nay ti các trưng TC-CĐ ngh đã xut hin nhiu “bóng hng” hc các ngh tin, bo trì máy CNC, cơ đin t, robot di đng…

Ch Nguyn Th Thun ti xưng thc hành ca Trưng TC ngh K thut Công ngh Hùng Vương

“Bóng hng” trưng ngh

Lê Thị Kiều (ngụ Đồng Nai, cựu sinh viên Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thủ Đức) cho biết ở năm nhất, ngày đầu tiên giảng viên gọi tên điểm danh, các bạn nam trong lớp đã trêu em: “Con gái mà học… cơ khí”. Trong suốt nhiều năm liền, em là nữ sinh viên duy nhất của khoa. “Ngày đầu tiên tiếp xúc, giảng viên cảm thấy e ngại về ngoại hình của em và luôn động viên em cố gắng. Nhờ sự động viên ấy mà tất cả các bài thực hành, em đều hoàn thành và làm không thua kém bất kỳ bạn nam nào trong lớp”, Kiều tự tin nói.

Kiều cho biết lý do học ngành cơ khí của mình: “Thời điểm ấy, gia đình em có cơ sở gia công cơ khí hoạt động khá hiệu quả tại TP.Biên Hòa. Do nhu cầu mở thêm xưởng ở Dĩ An (Bình Dương) nhưng gia đình không ai trông coi, thuê mướn thì dễ nhưng họ làm không ổn định. Hơn nữa, nếu tìm người quản lý trực tiếp thì mỗi tháng phải mất ít nhất 15 triệu đồng. Nhà có anh trai nhưng lại theo ngành kinh doanh bất động sản. Thấy vậy, em quyết định đi học nghề cơ khí để về phụ giúp gia đình”.

Chị Nguyễn Thị Thuận (quê Tiền Giang) có một thời gian làm công nhân vất vả nhưng thu nhập chỉ ngót nghét 7-8 triệu đồng/tháng. Sau khi bàn bạc với gia đình, chị mạo muội đăng ký học nghề tiện tại Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương. Xưởng thực hành cơ khí của trường hôm chúng tôi đến chỉ có duy nhất chị Thuận là nữ. Biết chúng tôi muốn gặp chị Thuận, các học sinh nam chỉ tay về phía chiếc máy tiện ở góc xưởng, nói: “Đấy, “bóng hồng” đang làm việc ở đó”. Chị Thuận chia sẻ: “Có thể tôi học chậm hơn các bạn nam nhưng điều đó không quan trọng, cứ từ từ theo khả năng của mình, miễn là thực hành tốt, sản phẩm làm ra đạt yêu cầu”.

Trong khi đó, tại Trường CĐ Miền Nam cũng từng có một nữ sinh theo học ngành kỹ thuật ô tô, đó là Trần Phương Anh (ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM). Ngay sau tốt nghiệp ngành kỹ thuật ô tô, Phương Anh được các công ty “săn đón” với mức lương trên 20 triệu đồng/tháng. Phương Anh nhớ lại: “Nhà tôi không có ai theo ngành kỹ thuật. Con trai thì làm hành chính, em gái theo học ngành luật. Cha mẹ thì mua bán nhỏ. Với niềm đam mê ô tô, máy móc từ nhỏ nên tôi đăng ký học chứ lúc đó tôi chẳng biết thông tin gì về ngành kỹ thuật ô tô. Qua những buổi thực hành với ô tô đời mới, giảng viên ở trường, kỹ thuật viên của công ty hướng dẫn tận tình càng làm tôi thích thú hơn”. Hiện tại, Phương Anh đang làm cố vấn kỹ thuật tại chi nhánh của một công ty ô tô, ngoài ra em còn tham gia đào tạo, huấn luyện cho kỹ thuật viên của công ty.

Thiếu nhân lc k thut n

Đại diện Công ty CP Xuất khẩu lao động và chuyên gia Suleco khẳng định nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ hiện nay là rất lớn, tuy nhiên các trường đào tạo không đáp ứng đủ, đó là chưa kể nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu rất khan hiếm. Hiện nay, các doanh nghiệp trong và ngoài nước không ngại tuyển lao động nữ; nếu họ có năng lực và kỹ năng tốt thì cơ hội phát triển vẫn như nam giới. “Chúng tôi được các doanh nghiệp đặt hàng đào tạo nhân lực ngành kỹ thuật, trong đó ở một số vị trí không đòi hỏi nam hay nữ. Vì vậy, nếu thật sự đam mê khối ngành kỹ thuật thì các bạn nữ mạnh dạn đăng ký học và nên nhớ rằng, không phải kỹ thuật là phải làm việc nặng nhọc, cần cơ bắp…”, ông Nguyễn Minh Thạnh (Giám đốc Trung tâm Đào tạo Khu công nghệ cao TP.HCM) cho biết.

Nhằm thu hút nữ sinh theo học khối ngành kỹ thuật, những năm gần đây các trường ĐH-CĐ có nhiều chính sách để thu hút người học. TS. Trần Thanh Thưởng (Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) cho biết hàng năm trường đều có chính sách học bổng dành cho nữ theo học các ngành kỹ thuật. Theo đó, sinh viên nữ có thể được giảm đến 50% học phí.

TS. Bùi Văn Hưng (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) cũng cho biết, do nhu cầu tuyển dụng lao động nữ của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI tăng cao nên năm 2018, trường hợp tác với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) dành 2 suất học bổng cho nữ sinh theo học ngành công nghệ ô tô (trị giá 32 triệu đồng/suất).

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)