Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Viết tiếp bài Đã làm thầy phải có tự trọng với nghề (ngày 24-12): Trường học phải là nơi an toàn của trẻ!

Tạp Chí Giáo Dục

V mt hiu trưng trưng dân tc ni trú huyn Thanh Sơn (Phú Th) va b khi t và b bt đ điu tra hành vi dâm ô đi vi ngưi dưi 16 tui thc s đã gây chn đng trong cc.

Theo tác gi, “nhà trưng là nơi an toàn” phi thc s tr thành mt quan đim nht quán. Trong nh: Hc sinh vui v tr li câu hi ca giáo viên trong mt tiết hc. Ảnh: Y.Hoa

Dư luận rất bức xúc vì vụ việc này được cho là kéo dài qua nhiều năm, có khá nhiều nạn nhân nhưng mãi gần đây mới bị phát hiện, bản thân nghi phạm từng có những tuyên bố lên án hành vi xâm hại trẻ em, trong khi cả tập thể nhà trường lại tỏ ra không hề hay biết… Và dư luận càng bức xúc bởi đây không phải là trường hợp xâm hại tình dục học sinh (HS) lần đầu mà đã có không ít vụ việc khác xảy ra ngay trong nhà trường. Tháng 1-2018, một giáo viên thể dục ở một trường tiểu học tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã bị bắt do xâm hại một HS nữ lớp 2 tại trường này. Tháng 6-2018, một giáo viên 44 tuổi công tác tại một trường tiểu học ở huyện Hoài Đức, Hà Nội bị tuyên án 6 năm tù giam, cấm hành nghề 5 năm sau khi có hành vi dâm ô (không có giao cấu) với 7 HS nữ lớp 3 của trường. Tháng 11-2018, một thầy giáo 49 tuổi ở Quảng Nam bị tuyên án 24 năm tù giam vì tội dâm ô trẻ em và hiếp dâm trẻ em sau khi nhiều lần gọi 3 HS tiểu học của trường để xâm hại… Từ đó có thể thấy, trước một đối tượng thân quen với HS là giáo viên, hoặc ở một nơi được coi rất an toàn là trường học, thì dường như “ý thức cảnh giác” của HS và cả phụ huynh có phần nào không thể hiện đầy đủ. Trong khi đó, hành vi phạm tội xảy ra trong trường học hoặc liên quan đến giáo viên thường gây ra tác động xấu đến xã hội không nhỏ.

Trên thực tế, vấn đề an toàn trong trường học không chỉ có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Nạn bạo hành HS đó đây còn diễn ra với tính chất phức tạp, số HS bị bạo hành hoặc mức độ của hành vi bạo hành không có xu hướng giảm mà còn tăng về số vụ và có sự “biến tướng” về hình thức vi phạm. Tâm lý “yêu cho roi cho vọt” đã bị lạm dụng nghiêm trọng, khiến không ít trường hợp HS bị tổn thương nặng nề về thể chất lẫn tinh thần, mà nhiều vụ việc xảy ra với HS ở tuổi mẫu giáo, tiểu học – lứa tuổi có hạn chế về khả năng tự bảo vệ. Hay các trường hợp bạo lực học đường mà thủ phạm là chính các HS cũng diễn ra không phải cá biệt, thậm chí có nhiều vụ chỉ được biết đến khi có các clip phát tán trên mạng internet. Bên cạnh đó, các tai nạn trong nhà trường cũng diễn ra với tần suất không nhỏ. Ngoài các trường hợp chạy giỡn, HS xô đẩy nhau dẫn đến bị thương thì có thể coi là khó kiểm soát thì nhiều vụ việc khác cho thấy sự lơ là, tắc trách của người lớn, dẫn đến những hậu quả khó lường cho các em. Chẳng hạn, việc giáo viên chạy xe trong trường gây tai nạn làm chết người đã xuất hiện ở một số nơi, điều mà vốn đã được cảnh báo từ lâu, với các quy định về việc cấm HS chạy xe trong trường, thế nhưng chính giáo viên lại là người vi phạm.

Với vụ việc ở Phú Thọ, có người nói trường học trở thành nơi nguy hiểm. Có lẽ đó là một cách nói mang tính bức xúc và có phần cường điệu, bởi một số vụ việc tuy nổi cộm nhưng cũng không phải là nhiều so với tổng số HS, tổng số trường học. Dẫu vậy, trường học phải thực sự là nơi an toàn cho trẻ, là nơi tuyệt đối tránh các vụ việc xâm phạm cố ý, kể cả thể chất hay tinh thần, bằng giáo dục đạo đức cho nhà giáo và các quy định thực sự chặt chẽ và nghiêm minh. Khẩu hiệu của nhiều trường học là “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” chỉ thực sự đúng khi mỗi HS đến trường đều được bảo vệ an toàn, bởi không thể vui nếu các em và phụ huynh phải nơm nớp lo sợ các sự cố, rủi ro có thể xảy đến bất cứ lúc nào; kể cả nỗi sợ hãi các hành vi được cho là nhằm giáo dục HS nhưng phải thiếu tính giáo dục, gây thương tổn nhiều mặt cho các em. Để nhà trường thực sự an toàn, không thể giao hết trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường được. Ngành giáo dục phải siết chặt kỷ luật, sớm loại bỏ những giáo viên thiếu tư cách, đạo đức, không có khả năng sư phạm phù hợp; đồng thời hạn chế các hoạt động, chỉ tiêu có thể thúc đẩy tâm lý chạy theo thành tích, dẫn đến biến HS thành đối tượng thi đua chứ không phải là đối tượng được bảo vệ, chăm sóc, dạy dỗ…

Tóm lại, “nhà trường là nơi an toàn” phải thực sự trở thành một quan điểm nhất quán, một nhận thức mới của cả giáo viên, cán bộ ngành giáo dục và chính quyền các cấp!

Trúc Giang

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)