Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cách thức dạy văn theo hướng phát triển năng lực

Tạp Chí Giáo Dục

Dy hc theo chương trình rp khuôn bt buc đem đến cho ngưi hc mt tinh thn chán nn, thiếu đam mê. Có mt chương trình ging dy linh hot phù hp vi đi tưng, vùng min theo hưng phát trin năng lc không ch trau di đưc nhiu kiến thc văn chương mà còn to cơ hi đánh thc tim năng sáng to cho hc sinh khi hc môn văn.

Mt tiết hc môn văn ca hc sinh Trưng THPT Tây Thnh (TP.HCM). Ảnh: N.Tuấn

1. Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được công bố cuối năm 2018, môn ngữ văn sẽ không đi theo lối mòn dạy theo chương trình đóng khung như hiện nay mà là một chương trình theo hướng mở. Sách giáo khoa (SGK) mở rộng dành một khoảng trống lớn cho người dạy và người học bằng việc không quy định cụ thể các văn bản được dạy trong từng lớp. Căn cứ vào chuẩn chương trình, yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học, nhà trường và giáo viên có thể chủ động lựa chọn ngữ liệu như văn bản nghệ thuật, văn bản nhật dụng, văn bản đa phương thức… tương thích. Quý hồ tinh bất quý hồ đa, theo đó số lượng tác phẩm văn học đưa vào SGK không nhiều, không ôm đồm như trước đây với mục đích giúp học sinh được học kỹ và học sâu hơn. Tính mở, sự linh hoạt, dân chủ của chương trình là cánh cửa rộng cho phép phát huy năng lực của cả thầy và trò thêm chủ động, sáng tạo trong tuyển chọn ngữ liệu sát hợp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện rõ giá trị nhân văn, thẩm mỹ trong nội dung và hình thức thể hiện. Ngoài 6 tác phẩm bắt buộc dạy cả hai bậc học, gồm: Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), những tác phẩm còn lại không bắt buộc thực hiện hết mà chỉ là gợi ý trong phần Phụ lục để nhà trường, giáo viên tự quyết định.

So với chương trình hiện hành, chương trình ngữ văn mới đã quan tâm hơn đến ngữ liệu văn học Việt Nam đương đại, đặc biệt là những tác giả, tác phẩm có tiếng vang sau năm 1986. Tuy nhiên, số lượng thơ, tác phẩm sau năm 2000 vẫn chưa nhiều trong khi đây lại là những trang viết gần với tầm đón nhận của học sinh nhất, phù hợp với mỹ cảm, tâm lý, nhận thức của các em hơn cả. Rõ ràng việc tuyển chọn bổ sung sáng tác có giá trị nội dung, nghệ thuật cao của thời kỳ đổi mới sẽ góp phần tăng thêm tính toàn diện, hiệu quả cho nội dung dạy học. Sự mất cân xứng về lực lượng sáng tác cũng là hạn chế dễ nhận thấy của hệ thống tác phẩm được gợi ý. Từ đầu thế kỷ XXI văn học nữ phát triển rất mạnh, vậy mà chỉ có Nguyễn Ngọc Tư là “đóa hoa phương Nam lạc lõng giữa rừng gươm”. Về tính vùng miền, đa phần đều vang danh ở phía Bắc, còn miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ chỉ chiếm chưa đến 1/3. Điều này khiến cho văn học nhà trường đơn điệu, kém đa dạng và thiếu phong phú; cả người dạy lẫn người học mất đi cơ hội đáng tiếc về sự trải nghiệm theo chiều dài đất nước trên đôi cánh thẩm mỹ của ngôn từ.

2. Chủ trương dạy học theo các chuyên đề tự chọn có tính chất nâng cao ở bậc THPT cũng là bước tiến mới của chương trình ngữ văn tương lai. Trong số này, các chuyên đề như: Đọc hiểu văn bản đa phương thức, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu (lớp 10); sân khấu hóa tác phẩm văn học và diễn xuất, tập nghiên cứu một vấn đề và viết báo cáo nghiên cứu (lớp 11); thành tựu của văn xuôi Việt Nam sau 1986 qua một số tác giả, tác phẩm (lớp 12) lại rất cần một kiến thức văn chương sâu rộng về lịch sử vận động, phát triển, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu cũng như những đặc trưng của văn học Việt Nam sau 1975.

Lựa chọn tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 trước hết cần hướng đến phục vụ trực tiếp cho việc phát triển năng lực và phẩm chất người học theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình. Danh mục tác phẩm tuyển chọn cần phải đảm bảo tính toàn diện về kiểu loại văn bản như hư cấu (truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết, kịch bản văn học) và phi hư cấu (chủ yếu là các tác phẩm ký). Hạn chế hiện tượng một văn bản được sử dụng ở các bậc học, lớp học khác dẫn đến tình trạng giẫm đạp lên nhau. Sự cân đối giữa các thể loại, giữa văn học dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số phải được cân nhắc kỹ. Về nội dung tư tưởng, ngữ liệu dạy học phải thể hiện đầy đủ và tiêu biểu tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, về truyền thống văn hóa, ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, môi trường sống và tinh thần hội nhập quốc tế. Biết hài hòa giữa tác phẩm mang tính tư tưởng với tính nhân văn, chính luận và những sáng tác đậm tính nghệ thuật, phải đa dạng thiết thực, cập nhật được đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ. Đồng thời luôn gần gũi đời thực, mang hơi thở của cuộc sống học sinh trước mắt cũng như lâu dài. Bên cạnh đó phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý,  mối quan tâm của học sinh từng lớp, từng bậc học. Còn về nghệ thuật sáng tác phải có tính chuẩn mực và sáng tạo về tiếng nói dân tộc nhằm mở rộng, tích cực hóa vốn từ cho học sinh nhất là ngôn ngữ văn chương, góp phần nuôi dưỡng ở các em tình yêu đối với văn học và niềm vui đọc sách. Sáng tác tiêu biểu vùng miền giúp học sinh hiểu thêm về sự phong phú, cái hay cái đẹp của tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ văn học nước nhà. Việc tuyển chọn tác phẩm cần tuân thủ nguyên tắc đồng tâm phát triển. Bên cạnh tăng dần về độ khó của văn bản qua từng năm học, tiếp nối các đề tài có ở THCS nhưng khác nhau về dung lượng, về tầm vóc chủ đề tư tưởng. Hạn chế việc dạy học trích đoạn trừ trường hợp những tác phẩm có dung lượng lớn như tiểu thuyết, hồi ký, sử thi… Nên chọn tuyển tác phẩm theo những đề tài, chủ điểm tinh lọc để các em có được trải nghiệm, hiểu biết đầy đủ toàn diện về cuộc sống.

3. Hệ thống sáng tác được tinh tuyển cũng hướng đến phục vụ hoạt động dạy học tích hợp ở trường phổ thông hiện nay. Muốn vậy, giáo viên cần tham khảo nội dung dạy học của các bộ môn khác để có một văn bản “đồng hướng” về thể loại, đề tài, chủ đề giúp tăng cường khả năng kết nối, tích hợp giữa môn ngữ văn với các môn khác. Những vấn đề “đồng hướng” sẽ tạo cơ hội cho giáo viên mở rộng, liên hệ câu chuyện trong tác phẩm văn học với những kiến thức, thông tin mà học sinh có được từ các môn học khác qua đó trang bị kiến thức và giáo dục nhân cách cho người học. Xuất phát từ tính lịch sử – xã hội, tính đa dạng, linh hoạt của ngữ liệu được tuyển chọn, dạy học tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 phải bám sát đặc trưng thể loại để hình thành cho người học các năng lực như đọc đúng, đọc diễn cảm, viết được đoạn văn, biết ngâm thơ, sáng tác kịch bản, diễn kịch, dựng phim ngắn… Ở bậc THPT, bên cạnh những hoạt động trên cần định hướng để học sinh thực hiện những cuộc phỏng vấn tác giả, xây dựng các đoạn phim ngắn liên quan đến nhà văn, tác phẩm, đề tài, tự tổ chức câu lạc bộ văn học về một chủ điểm cụ thể.

Giáo viên cũng đặc biệt lưu tâm đến nguyên tắc, phương pháp tích hợp khi dạy tác phẩm văn học sau 1975. Điều này giúp cho học sinh tích lũy được nhiều kiến thức, phát triển được nhiều năng lực trong cùng một khoảng thời gian học tập nhất định. Trong nội bộ môn ngữ văn, phần đọc hiểu dạy các thể loại như truyện, tiểu thuyết, thơ, kịch thì phần viết cũng có yêu cầu tạo lập các kiểu văn bản mang tính văn học như tập làm thơ, viết truyện, chuyển thể kịch bản, viết nhật ký, tản văn, ghi chép… Hệ thống tác phẩm được chọn lựa phải mang tính mở, không cố định, bất biến. Tùy điều kiện giảng dạy, tùy yêu cầu về nội dung dạy học của từng học kỳ, năm học, từng địa phương cụ thể, giáo viên có thể gia giảm, điều chỉnh cho hợp lý. Chẳng hạn, có thể sưu tầm những tác phẩm theo cùng đề tài để dạy các chuyên đề, dự án. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, để thực hiện tốt chức trách của mình, giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức học tập và tận dụng CNTT một cách phù hợp, hiệu quả khi dạy theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực như xem phim – đối sánh với tác phẩm. Đóng kịch, thi các bài thơ phổ nhạc, tổ chức sự kiện văn học. Do tính thời sự thực tiễn của ngữ liệu, việc dạy học cần kết hợp các hoạt động trong lớp học với hoạt động trải nghiệm. Người dạy cũng đặt ra mục tiêu giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua các văn bản đa phương thức, trong đó có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như ký hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh… Có như vậy việc tuyển chọn mới sát thực tế và đối tượng, phương pháp dạy học tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực mới mang lại hiệu quả tốt.

PGS.TS Bùi Thanh Truy
(Khoa Ng văn, Trưng ĐH Sư phm TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)