Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Vai trò xã hội hóa công tác giáo dục (tiếp theo và hết)

Tạp Chí Giáo Dục

Xã hi hóa công tác giáo dc là con đưng đ thc hin dân ch hóa giáo dc, nhm mc đích m ca nhà trưng vi xã hi bên ngoài, to điu kin cng c mi quan h gn bó gia thy cô, hc sinh và cng đng dân cư. Thông qua xã hi hóa giáo dc ngưi dân có th thc hin đưc quyn làm ch ca mình đi vi giáo dc, tc là không nhng đóng góp xây dng nhà trưng mà còn tham gia giám sát, kim tra vic thc hin các mc tiêu giáo dc.

Gi hc ti mt trưng ngoài công l TP.HCM

Huy động xã hội tham gia vào quá trình giáo dục. Mục đích chính của xã hội hóa là huy động mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển giáo dục, tạo cơ hội và điều kiện cho con em được học tập trong những môi trường tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh. Vận động các lực lượng xã hội có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục. Họ có thể tham gia vào việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục của địa phương; góp ý kiến về phương pháp giáo dục; hỗ trợ triển khai các hoạt động giáo dục trong nhà trường; quản lí, đánh giá kết quả giáo dục. Đây là yêu cầu cao của cuộc vận động xã hội hóa công tác giáo dục và là nội dung khó thực hiện nhất của cuộc vận động này. Nó đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, các cơ quan quản lí giáo dục và các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội. Việc ngăn ngừa hiện tượng lưu ban, bỏ học ở nhà trường có các lợi ích là: Bảo đảm phát triển quy mô giáo dục, bảo đảm uy tín của nhà trường; giảm thất thoát về kinh tế cho Nhà nước và gia đình học sinh; ngăn chặn tệ nạn xã hội và nguy cơ lệch lạc trong sự phát triển của học sinh, bảo đảm sự lành mạnh của môi trường xã hội.

Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục. Nếu không có các nguồn lực sẽ khó lòng thực hiện được những nội dung xã hội hóa công tác giáo dục. Việc huy động nguồn lực là nhằm phục vụ cho mọi hoạt động giáo dục, kể cả hoạt động xã hội hóa công tác giáo dục xác định rõ vai trò trọng yếu của giáo dục, để đầu tư cho giáo dục không phải theo cách cho một thứ phúc lợi, mà phải thực sự là đầu tư cho phát triển. Các nguồn lực đó bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực, như:

Huy động nguồn nhân lực: Nhân lực luôn luôn là tài sản quý giá nhất. Huy động nguồn nhân lực cho giáo dục là lôi cuốn các lực lượng xã hội và cá nhân trong cộng đồng mang hết tâm huyết và tài năng của mình tham gia vào mọi hoạt động giáo dục. Họ có thể: Khuyến khích con em đến trường để thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục; cùng tham gia huy động trẻ em ra lớp chống bỏ học, duy trì sĩ số; tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục như mời (cử) các chuyên gia đến trường hoặc tổ chức cho học sinh đến tham quan các cơ sở sản xuất giới thiệu cho các em biết về nghề truyền thống tại địa phương; tham gia xây dựng môi trường giáo dục trong sáng và lành mạnh; tạo ảnh hưởng tích cực và thống nhất cho việc giáo dục;… Huy động nguồn nhân lực là yêu cầu cao của việc huy động các nguồn lực.

Huy động nguồn tài chính: Nguồn tài chính huy động được qua cuộc vận động xã hội hóa công tác giáo dục là nguồn tài chính do các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, gia đình và cá nhân tự nguyện đóng góp để phát triển giáo dục. Việc sử dụng nguồn tài chính này phải triệt để tuân theo nguyên tắc công khai, dân chủ và hiệu quả. Việc huy động xã hội đầu tư cho giáo dục là biểu hiện dễ thấy nhất và cũng là nội dung có khả năng thực hiện nhất của cuộc vận động này. Tuy nhiên, mọi nội dung cần phải được thực hiện đồng bộ, chỉ khi đó công cuộc xã hội hóa công tác giáo dục mới có thể đi đúng quỹ đạo, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Việc huy động các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường nói riêng là nhu cầu tất yếu, khách quan. Hiệu trưởng nhà trường với vai trò là người quản lý, cần thích ứng với mọi sự thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, cần dựa trên cơ sở các chế định của ngành giáo dục và điều kiện thực tế của đơn vị để xây dựng kế hoạch với những biện pháp thích hợp, khả thi, có hiệu quả để huy động các nguồn lực nhằm phát triển nhà trường.

Có thể nói xã hội hóa giáo dục có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, qua việc: Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tạo ra một xã hội học tập; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho cộng đồng; phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Nhà giáo Trn Đăng Huy

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)