Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khơi gợi lại ký ức qua câu chuyện miếng trầu

Tạp Chí Giáo Dục

Đ nét đp này đưc gìn gi, d án “Miếng tru là đu câu chuyn” ca bn Vũ Nguyn Hng Loan (SV năm 4, Khoa Quan h quc tế, Trưng ĐH KHXH&NV- ĐHQG TP.HCM đã ra đi.

C Bùi Th Nhân (SN 1940, ngưi gc Hà Ni) k cho lp tr nghe “S tích tru cau”

Ăn trầu là nét đẹp của người Việt Nam. Nó gắn liền với tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tập tục này ngày càng mai một vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

“Miếng trầu là đầu câu chuyện” là dự án kết hợp với “Chợ quê giữa phố” của Hội quán Các bà mẹ TP.HCM tổ chức vào mỗi chủ nhật hàng tuần tại số 7, Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1. Qua đó giúp cho thế hệ trẻ gợi nhớ về những năm tháng tuổi thơ bình yên, tươi đẹp khi cùng bà ngồi bên manh chiếu kể chuyện đời xưa, têm trầu mỗi khi bà sai bảo.

Theo lời kể của cụ Bùi Thị Nhân (SN 1940, người gốc Hà Nội), trầu cau có từ rất lâu đời. Tương truyền vào khoảng 2000 năm trước công nguyên (thời vua Hùng thứ 4) có hai anh em tên Tân và Lang giống nhau như đúc, rất yêu thương nhau. Sau khi lấy vợ, Tân không còn quan tâm em như trước nữa. Từ đó, Lang tỏ ra chán nản, buồn bực. Một hôm hai anh em đi ra đồng, vì mệt mỏi nên Lang về trước, vợ Tân tưởng Lang là chồng mình nên ôm chầm lấy. Sau đó Tân phát hiện, nảy sinh ghen tuông và càng hờ hững với Lang hơn. Vừa giận và thẹn Lang bỏ nhà ra đi. Đi mấy ngày đường, Lang tới bờ sông ôm mặt khóc mãi rồi hóa thành tảng đá vôi. Thấy em không về Tân bỏ nhà đi tìm em. Đến bờ sông thấy em hóa đá, Tân khóc hết nước mắt rồi hóa thành một cây cau mọc thẳng lên trời. Vợ Tân chờ mãi cũng không thấy chồng bèn bỏ nhà đi tìm, rồi chết ở bờ suối, sau đó hóa thành dây trầu quấn quanh thân cây. Khi cau ra trái, người ta lấy lá trầu, quả cau và vôi quyện vào nhau ăn và cảm nhận được vị cay, say, môi đỏ, má hồng rất đẹp. Từ đó tập tục ăn trầu ra đời.

Trầu cau là biểu tượng đẹp trong đời sống con người. Trong các lễ cưới hỏi, không thể thiếu trầu cau vì cho rằng, cái vị cay cay, say, nồng làm cho người ta cảm thấy thích thú, say mê thể hiện tình yêu đắm đuối, thủy chung, son sắt. Ngoài dùng trong cưới hỏi, trầu cau còn được dùng trong cúng bái và dịp lễ tết. Không chỉ vậy, trong các mối quan hệ xã hội, trầu cau còn giúp hóa giải mâu thuẫn. Theo cụ Nhân, ngày xưa, khi gia đình nào có con gả con gái phải chuẩn bị 200-300 miếng trầu cau để biếu bà con dòng họ, hàng xóm. Nếu người nào không được ăn miếng trầu cau đó sẽ nghĩ mình bị xem thường. Chính vì vậy, nhà gả con gái buộc phải biếu trầu cau cho mọi người, kể cả người từng mâu thuẫn.

Có nhiều cách têm trầu khác nhau: Têm cánh phượng, cánh kiến, cuộn đơn giản… Từ cách têm trầu cũng đoán được tính nết của người con gái. “Theo tục xưa, khi chọn dâu, các bà mẹ chồng thường nhìn vào miếng trầu xem có gọn gàng, kỹ lưỡng hay không. Nếu các bà mẹ nhìn miếng trầu thấy có vấn đề, họ sẽ từ chối cô gái đó” –  cụ Nhân kể lại.Nhiều người ăn trầu đã thành thói quen, rồi thành nghiện-nghiện trầu. Nhưng điều kì diệu của thói nghiện trầu phải chăng là ở chỗ người ăn thấy nó gắn bó với số phận con người, bởi tách riêng, thì cay đắng, éo le, nhưng khi đã hòa chung thì tình cảm của họ lại thắm tươi, đẹp đẽ. Ngày nay, để răng trắng, có thể nhiều người không biết ăn trầu, nhưng theo phong tục trong ngày hỏi cưới, giỗ chạp… nhà ai cũng có trầu. Vì miếng trầu là tục lệ, là tình cảm nên dẫu ăn được hay không ăn cũng chẳng ai từ chối.

Nói về cơ duyên để đến với dự án này, bạn Loan chia sẻ: “Từ nhỏ em đã thấy các bà, các cụ nhai trầu bỏm bẻm nhìn rất lạ. Khi lớn lên em mới hiểu đây là một tục tập và là nét đẹp bao đời của dân tộc mình. Và khi hiểu ra thì chẳng còn mấy ai lưu giữ nữa, nhất là giới trẻ. Vì vậy, em hy vọng rằng dự án “Miếng trầu là đầu câu chuyện” sẽ giúp cho chúng ta duy trì và phát huy nét đẹp dân tộc”.

Bài, nh: Kiu Khánh

 

Bình luận (0)