Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tận dụng xã hội hóa để thúc đẩy giáo dục STEM

Tạp Chí Giáo Dục

Từ năm học 2020-2021, GD STEM được Bộ GD-ĐT đẩy mạnh triển khai ở các địa phương. Song, tại TP.HCM, vài năm trở lại đây nhiều trường học đã làm rất tốt GD STEM.


Lp hc theo đnh hưng GD STEM ti Trưng THCS Lê Quý Đôn (Q.3). Ảnh: N.Định

Tại Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3), GD STEM được triển khai từ năm học 2017-2018, bước đầu thông qua Tiểu ban GD STEM – lực lượng nòng cốt để nhân rộng GD STEM toàn trường. “Tiểu ban bao gồm Tổ trưởng Tổ khoa học tự nhiên, nhóm trưởng các bộ môn lý, hóa, toán, tin, có nhiệm vụ tham mưu trực tiếp và thường xuyên cho lãnh đạo nhà trường về GD STEM, kế hoạch thực hiện các chủ đề GD STEM năm học, tập huấn đội ngũ. Từ đây, GD STEM được từng bước nhân rộng ra toàn trường theo lộ trình từng năm học”, cô Cao Phần Hà Vy – giáo viên nhà trường – chia sẻ.

Trong phương hướng triển khai GD STEM tại đơn vị, cô Vy cho hay, nhà trường xây dựng các chủ đề gần gũi gắn liền với thực tiễn cuộc sống, bám sát chương trình môn học. Tiêu chí tiên quyết được nhà trường đặt ra là sau mỗi một chủ đề, HS phải tạo ra được một sản phẩm và hiểu được nguyên lý làm việc. Việc kiểm tra đánh giá các sản phẩm STEM cũng phải được rõ ràng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Để HS hào hứng tham gia, nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng không khí học tập STEM trong toàn trường, nhất là đưa tinh thần STEM vào trong từng môn học…

GD STEM tại Trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý (Q.7) lại được triển khai hiệu quả qua việc kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, chú trọng trang bị cho HS năng lực tư duy thông qua giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường thời lượng thực hành cho HS ở các môn học. Điểm mới nhất là nhà trường xây dựng một số bộ môn mới như: Đọc và diễn đạt; Nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh bộ môn tin học theo hướng tự chọn với lập trình, robotics, phân tích dữ liệu, mạng máy tính…

Theo TS. Nguyễn Thanh Hải – ĐH Missouri Hoa Kỳ – để triển khai thành công, hiệu quả GD STEM, STEAM trong nhà trường, cần xây dựng hệ sinh thái học tập STEM bằng việc liên kết các đơn vị, các tổ chức, tạo điều kiện cho người học tiếp cận một cách dễ dàng, đa dạng các trải nghiệm, chia sẻ được nguồn tài nguyên học tập và xây dựng được chiến lược lựa chọn ngành nghề trong tương lai.

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM – cho hay, tùy theo đối tượng HS, phụ huynh, các nhà trường phải tận dụng việc xã hội hóa để trang bị cơ sở vật chất, phòng ốc trên đặc thù đơn vị, huy động sự ủng hộ trong và ngoài nhà trường để thúc đẩy GD STEM. Quan trọng nhất là thái độ, tư tưởng của cán bộ quản lý, thủ trưởng đơn vị. Để GD STEM được triển khai tốt trong từng nhà trường thì trước tiên người hiệu trưởng phải tâm huyết, dám nghĩ dám làm.

Ông Hiếu nhấn mạnh, từng nhà trường phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, tạo điều kiện để giáo viên tiếp cận với GD hiện đại. Mỗi thầy, cô phải luôn có tinh thần sáng tạo, phải vượt qua được rào cản thói quen “hết giờ hết việc”. Từ những điểm sáng về GD STEM, các đơn vị tham khảo, đưa ra giải pháp kế hoạch dài hạn phù hợp với đơn vị mình.

Nam Đnh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)