Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bất an với chung cư cũ xuống cấp

Tạp Chí Giáo Dục

Ngoài tình trng xung cp nghiêm trng, ti nhiu khu chung cư cũ trên đa bàn TP hin nay vn không đưc trang b đy đ thiết b phòng cháy cha cháy (PCCC), hoc đưc trang b nhưng không đưc ngưi dân bo qun, quan tâm đúng mc; cơ s vt cht b cơi ni, rào chn không có li thoát him… dn đến nguy cơ cháy n rt ln.

Nhiu h gia đình ti chung cư Nguyn Thin Thut đang sng trong tình trng xung cp nghiêm trng. Ảnh: H.C

Lo s cháy n

Ngày 9-1, rảo một vòng quanh các lô A, C, E… tại khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật, quận 3, TP.HCM chúng tôi đều nhận thấy tình trạng chung ở hầu hết các lô là dây điện chằng chịt chỉ cách tường nhà của nhiều căn hộ khoảng 1 đến 2 mét; hầu hết các khu nhà đều có tuổi đời gần nửa thế kỷ đã trong tình trạng nứt bể, xuống cấp nghiêm trọng. Để giải quyết tình trạng trên, nhiều hộ gia đình đã tự bỏ tiền túi mua vôi vữa về xây đắp lại, dù có phần chắc chắn hơn trước tuy nhiên nỗi lo nhà xuống cấp vẫn luôn canh cánh đối với những người dân nghèo đang sinh sống tại đây. Cũng giống như tình trạng xuống cấp nhìn từ bên ngoài, bên trong mỗi lô chung cư nhiều góc tường đã nứt nẻ toang hoác, rêu phong phủ kín. Không chỉ vậy nhiều gia đình buôn bán hàng hóa tự phát bày biện bàn ghế, bếp lò ngổn ngang phía ngoài hành lang, rảo thêm một vòng, chúng tôi không tìm thấy thiết bị PCCC…

Là hộ dân sinh sống tại khu E, chung cư Nguyễn Thiện Thuật đã hơn 20 năm, bà V.T.E (58 tuổi) lo lắng cho hay: “Nhà tôi nhiều đồ lỉnh kỉnh nên thấy nhà càng ngày càng chật chội, 6 người trong gia đình phải sống trong cảnh chen chúc, eo hẹp, đã đành vậy vài năm nay cái tường trần phía ngoài ban công có nhiều vữa nứt ra rồi đổ xuống, có lần đổ cả mảng to. Tôi không còn dám cho các cháu ra ban công chơi vì sợ…”. Bà E. rầu rĩ kể thêm: “Hầu hết các nhà ở khu này đều xuống cấp lâu rồi, ai cũng lo sợ đủ thứ nào là chập điện, cháy nổ, đổ nhà… Do vậy, nhà nào có điều kiện đều đã đi mua nhà mới ở nơi khác khang trang, sạch sẽ lại chắc chắn hơn để ở, hiện nay ở lại đây đều là những gia đình nghèo, không có đủ tiền mua nhà khác nên phải bám trụ lại đây. Lo sợ lắm nhưng đành phó mặc…”.

Cũng như bà E., nhà bà L.T.N (53 tuổi) ở khu đối diện. Bà N. chia sẻ, vợ chồng người con trai của bà đều làm công nhân lương tháng được khoảng 10 triệu đồng mỗi người. Thu nhập tuy không quá thấp, tuy nhiên phải lo cho 2 đứa con (đứa lớn học tiểu học, đứa nhỏ còn đi nhà trẻ), ngoài ra còn tiền điện, nước mỗi tháng, nên bao nhiêu tiền cũng không gọi là đủ. “Mang tiếng là lên nuôi cháu nhưng thấy các con quá khó khăn nên tôi nghĩ ra cách bày vài cái bàn ra ban công để bán bánh mỳ cho mọi người. Nhiều người phàn nàn lo sợ cái bếp gas mini chiên trứng mất an toàn. Nhà có cháu nhỏ nên tôi cũng lo sợ, sau đó chuyển sang bán thêm trái cây, nước trà an toàn hơn nhiều”.

Ci to, xây dng mi vn… ì ch

Không khác với chung cư Nguyễn Thiện Thuật, nhiều chung cư cũ trên địa bàn TP hiện nay đều chung tình trạng như trên. Quần thảo một vòng xung quanh các lô C, D, G… tại chung cư Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP.HCM, chúng tôi nhận thấy tại đây tình trạng tự cơi nới mở rộng diện tích không gian diễn ra rất phổ biến. Cụ thể, hầu hết các hộ ở tầng trệt có buôn bán kinh doanh đều tự cơi nới rào chắn mở rộng diện tích ra gần mặt đường khoảng 0,5 đến 1 mét, hàng hóa chất cao, trong đó nhiều loại hàng hóa dễ bắt lửa, dễ cháy nổ như thùng các tông, thiết bị điện, bánh kẹo, đồ nhựa, đồ gỗ… Đối với những hộ gia đình ở tầng trên đều cơi nới rào chắn ở khu vực ban công để làm nơi trồng cây cảnh, nhà kho… Nhìn chung nhiều hàng sắt rào chắn đã trong tình trạng rỉ sét cũ kỹ, không chỉ gây mất mỹ quan, nhiều người dân lo sợ rằng trong những tình huống xảy ra cháy nổ những người sinh sống bên trong khó có thể thoát thân do được rào chắn quá chắc chắn.

Một người dân sinh sống tại lô G, chung cư Thanh Đa lo lắng chia sẻ: “Hồi trước, ở đây còn không có bình chữa cháy, vòi phun nước… hoặc có cũng bị phủ bụi, không ai biết cách sử dụng nhưng sau vụ cháy chung cư Carina Plaza khiến 13 người chết, người dân ở đây ai cũng lo sợ. Họp hành chung cư nhiều lần phản ánh ý kiến, sau đó có trang bị vài cái bình chữa cháy, khuyến cáo này nọ… xong đến nay đâu lại vào đấy, bình chữa cháy bụi phủ đầy cũng không ai bảo quản, nhiều khi bình hết hạn sử dụng cũng không ai biết”.

D kiến năm 2019 TP có th ci to, sa cha 222 chung cư cũ, xung cp. Theo đó kinh phí bình quân là 1,1 t đng/căn. Đ công tác gii quyết các th tc và xây dng đưc thc hin thun li, S Xây dng TP.HCM yêu cu phi đm bo đưc 2 vn đ quan trng là phi đm bo đưc ngun vn và các đa phương tp trung hoàn tt các th tc liên quan. Ngoài ra, ban qun tr các chung cư và đa phương phi hp tuyên truyn, vn đng ch s hu căn h tham gia đ có kinh phí ci to, sa cha.

Được biết, hiện nay TP.HCM vẫn còn tồn tại 474 chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975. Những chung cư này đều có tình trạng chung xuống cấp, không có hệ thống PCCC, bị cơi nới, rào chắn không có lối thoát hiểm, nguy cơ cháy nổ rất lớn. Trong năm 2018, TP.HCM đã có chủ trương, kế hoạch tháo dỡ, xây mới 7 chung cư đang bị hư hỏng nghiêm trọng gồm: Chung cư Thanh Đa (lô IV-VI), chung cư 128 Hai Bà Trưng, chung cư 11 Võ Văn Tần, chung cư Cô Giang, chung cư Nguyễn Kim (khu A), chung cư Nakyco, chung cư 350 Hoàng Văn Thụ. Bên cạnh đó, có 3 chung cư xuống cấp khác cũng sẽ được xây mới sau khi hoàn tất thỏa thuận đền bù. Tuy nhiên, nhìn chung cho đến nay công tác thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc, chủ yếu do công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Bài, nh: Hng Cm

Bình luận (0)