Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cô giáo dạy văn kiêm… thủ thư

Tạp Chí Giáo Dục

Nhn nhim v làm th thư song song vi ging dy môn văn, gn hai năm nay cô Võ Th Thy Phưng (giáo viên Trưng ph thông Hermann Geimer Đà Nng) đã truyn cm hng đc sách cho nhiu hc sinh trong trưng. Dù là giáo viên dy văn, và dy văn là nhim v chính nhưng cô Phưng vn thy rt hnh phúc khi hc sinh gi bng cái tên “Cô Phưng thư vin!”.

Cô Võ Th Thy Phưng hưng dn hc sinh đc sách  thư vin trưng

Cô Phượng sinh ra và lớn lên ở miền quê thuộc huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi). Thời tiểu học cô bé Phượng học rất kém môn văn. Có lần cô giáo ra đề bài tả cây hoa hồng nhưng Phượng lại không biết tả. Nhìn ánh mắt buồn của ba khi cô giáo trao đổi chuyện bài kiểm tra điểm kém, Phượng rất buồn và từ đó quyết tâm theo học môn văn. Phượng tìm đọc nhiều sách và những bài làm văn sau đó được cô giáo khen càng cho cô bé thêm động lực. Rồi chính Phượng quyết định chọn ngành sư phạm văn để theo đuổi. Năm 2017, Phượng tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, về công tác tại Trường phổ thông Hermann Geimer Đà Nẵng. Cô Phượng kể: “Trước khi về trường Hermann Geimer Đà Nẵng tôi chưa hề nghĩ đến việc làm công tác thư viện, mặc dù trong tôi có sẵn niềm đam mê đọc sách. Khi Ban Giám hiệu đề nghị hỗ trợ thêm công tác thư viện cùng một nhân viên khác để đáp ứng nhu cầu mượn sách của học sinh 3 cấp trong trường, tôi liền đồng ý với ý nghĩ “ngoài giúp học sinh đọc sách ra, tôi còn có điều kiện đọc sách nhiều hơn”. Thế là sau ít tháng về giảng dạy tại trường, tôi kiêm thêm công tác thủ thư”.

Thời gian đầu nhận công việc thủ thư cô Phượng cũng lo lắm. Bởi vì ngoài niềm đam mê đọc sách ra, cô chưa có kỹ năng quản lý. Thế là mỗi ngày cô học từ đồng nghiệp một ít. Lúc đầu thì tiếp cận với sổ sách, cách sắp xếp sách, cách hướng dẫn học sinh tra tìm sách… Sau quen dần, cô bắt đầu thu hút học sinh đến thư viện nhiều hơn. Tranh thủ những giờ ngoại khóa, hay ngay trong bài dạy môn văn, cô đều giới thiệu học sinh tìm đọc các loại sách phù hợp. “Ngày nay dù công nghệ thông tin phát triển, có nhiều cách để đọc sách nhưng được cầm trên tay cuốn sách thơm mùi giấy, ngồi trong không gian yên tĩnh để đọc và ngẫm nghĩ ý nghĩa của nó thì vẫn để lại ấn tượng lâu hơn trong trí nhớ”, cô Phượng chia sẻ.

Trong công tác th thư, mi tháng cô Phưng luôn t chc các hot đng gii thiu sách dưi sân trưng cho hc sinh theo tng ch đ.

Trong tuần, hễ ngày nào không có tiết dạy là cô Phượng đều lên thư viện. Mỗi lần đọc được một cuốn sách mới cô đều kể lại cho học sinh nghe và khuyến khích các em tìm đọc. Cô cũng luôn trả lời đến cùng những câu hỏi của học sinh liên quan đến các nội dung trong sách. “Quản lý thư viện 3 cấp (tiểu học, THCS và THPT), tôi gặp không ít khó khăn, vì học sinh hỏi cái gì mình phải biết cái đó mới mong khuyến khích các em đọc sách. Câu hỏi nào khác chuyên ngành, tôi đều ghi lại rồi tìm các đồng nghiệp trong trường nhờ giải đáp, sau đó tôi sẽ giải thích lại cho học sinh hiểu”, cô Phượng chia sẻ.

Sự hăng say và tận tụy của cô Phượng cũng thu về nhiều thành quả. Đó là từ ngày cô làm thủ thư, nhiều học sinh của cô siêng đến thư viện để mượn sách đọc. Có em còn tìm cô để trao đổi hay kể về nội dung sách vừa đọc được. Có học sinh được ba mẹ cho đi du lịch bằng tàu hỏa, thế là ngày nào sau giờ học cũng lên thư viện tìm đọc các sách liên quan về an toàn tàu hỏa, rồi đem kiến thức mình vừa đọc được đố lại cô giáo. 

Công việc thủ thư cũng mang đến nhiều bổ ích cho công tác giảng dạy. Đó là trước khi dạy một tác phẩm văn học nào, cô Phượng đều lên thư viện tìm đọc các sách liên quan đến tác giả tác phẩm đó nhằm có bài giảng chuyên sâu và sinh động hơn, có nhiều kiến thức hơn cho học sinh. Và đó cũng là lý do vì sao ban đầu cô gật đầu nhận thêm công việc thủ thư. “Đọc sách không chỉ bổ sung kiến thức mà còn rèn tính cách con người, làm cho tâm hồn thêm phong phú. Thông qua việc đọc sách, chúng ta tích lũy thêm kiến thức và mọi vấn đề của cuộc sống đều có thể giải quyết một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, đọc sách cũng là cách để tư duy phát triển”, cô Phượng nhìn nhận.

Vừa đảm nhiệm giảng dạy môn văn lớp 12, vừa làm công tác thư viện phần nào đó khiến quỹ thời gian của cô Phượng hạn hẹp hơn nhưng cô vẫn sắp xếp chu đáo và luôn có mặt kịp thời để hướng dẫn khi học sinh cần. Với cô Phượng, hai công việc trên đã bổ trợ cho nhau rất tốt. Vì vậy, cô nghĩ dù thời gian hạn hẹp đến đâu, cô cũng gắn bó lâu dài với công việc “truyền lửa” văn hóa đọc này.

Phan L

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)