Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh sởi tăng tại TP.HCM: Do “lỗ hổng” tiêm chủng quá lớn

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc tình hình bnh si tăng nhanh trên đa bàn TP.HCM trong thi gian gn đây, ngày 21-1, đoàn công tác ca Cc Y tế d phòng (B Y tế) đã đi kho sát ti mt s cơ s điu tr và làm vic vi S Y tế TP.HCM v vn đ này.

Ông Trn Đc Phu – Cc trưng Cc Y tế d phòng – kim tra công tác điu tr cho bnh nhân si ti BV Bnh Nhit đi TP.HCM

100% qun, huyn có ca mc si

Báo cáo tại buổi làm việc, BS Lê Thị Hồng Nga – Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) TP.HCM – cho biết, từ đầu năm 2018 đến tuần thứ 2 của năm 2019, toàn TP đã ghi nhận gần 2.000 ca mắc sởi. Trong đó, từ tháng 9-2018, dịch sởi bắt đầu có dấu hiệu tăng mạnh, đặc biệt thời điểm cuối năm 2018 lên đến 300-400 ca/tuần. Bệnh sởi được ghi nhận tại 24 quận, huyện, trong đó tập trung nhiều ở những quận, huyện giáp ranh với các tỉnh, có khu công nghiệp – khu chế xuất như: Q.Bình Tân, Q.Tân Phú, Q.Thủ Đức… Về độ tuổi, theo thống kê có 4,8% số ca bệnh là trẻ dưới 9 tháng tuổi; 60% dưới 5 tuổi…

Theo BS Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc TTYTDP TP, trong số gần 2.000 ca mắc có 95% chưa được chích ngừa vắc-xin sởi. Tại TP.HCM, trung bình mỗi năm có khoảng 5.000 trẻ chưa được tiêm ngừa sởi, đây chính là “lỗ hổng” tiêm chủng khiến bệnh sởi tăng nhanh vào cuối năm 2018, đầu năm 2019, hiện vẫn chưa có dấu hiệu chững lại.

“Khó khăn lớn nhất hiện nay là nhận thức của người dân trong bảo vệ sức khỏe cho con chưa cao; nhiều phụ huynh không nhớ lịch tiêm nhắc của trẻ hoặc làm thất lạc sổ tiêm chủng. Thậm chí nhiều người từ chối không đưa trẻ đi tiêm vắc-xin sởi với lý do đã tiêm trước đó và 3 năm sau mới tiêm lại… Giải pháp hiện nay của ngành y tế TP là tiếp tục tổ chức tiêm vét cho những trẻ chưa chích ngừa đủ mũi sởi trong độ tuổi từ 1-5 tuổi, bất kể thường trú hay tạm trú. Đặc biệt tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức của phụ huynh về vấn đề tiêm ngừa bệnh sởi”, BS Dũng nhấn mạnh.

Cụ thể, rà soát toàn bộ trẻ từ 1-5 tuổi tại các trường mầm non, mời phụ huynh đưa con em đến trạm y tế để tiêm vét. Đồng thời triển khai tiêm vắc-xin sởi cho trẻ dưới 5 tuổi đến khám bệnh tại BV Bệnh Nhiệt đới và 3 BV nhi – Bởi đây là những địa điểm thu hút số lượng lớn trẻ đến khám bệnh mỗi ngày. Nếu thành công, TP tiếp tục sẽ mở rộng các điểm tiêm vắc-xin sởi tại BV quận, huyện và BV tư nhân.

BS Dũng nhấn mạnh: “Muốn chấm dứt được dịch sởi, tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi phải đạt trên 95%”.

Lên kế hoch ng phó nếu dch bùng phát!

Đây là nhấn mạnh của ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục YTDP – tại buổi làm việc.

Theo ông Phu, bệnh sởi tại TP.HCM nói riêng và các tỉnh miền Đông Nam bộ nói chung đang có những diễn biến bất thường, trong đó đáng chú ý là “lỗ hổng” tiêm chủng quá lớn. Do vậy, TP.HCM cần khẩn trương thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động để người dân tiêm ngừa vắc-xin sởi khẩn cấp nhằm tránh lặp lại kịch bản sởi bùng phát thành dịch như năm 2014. Về công tác điều trị, TP cần chủ động ứng phó với tình huống bệnh sởi sẽ bùng phát thành dịch. Cụ thể, các BV lên kế hoạch ứng phó nếu dịch bùng phát, đáp ứng tốt khả năng tiếp nhận để bệnh nhân không bị nhiễm chéo; không để bệnh nhân sởi lây cho bệnh nhân khác và ngược lại; cần bảo vệ nhân viên y tế trước dịch sởi, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh sản; đánh giá phân tích về tình hình dịch bệnh để kịp thời ứng phó; tập huấn phòng chống dịch cho nhân viên y tế.

Trước đó, đoàn công tác của Cục YTDP đã kiểm tra công tác phòng chống bệnh sởi tại P.Tân Tạo A (Q.Bình Tân) – Đây là một trong những địa phương có số ca mắc sởi cao nhất TP.

Đoàn cũng kiểm tra công tác điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới, BV Nhi đồng 1.

Tại BV Bệnh Nhiệt đới, từ đầu năm 2018 đến nay đã tiếp nhận 1.025 trường hợp khám ngoại trú bệnh sởi, 645 trường hợp nhập viện nội trú. Trong số đó có nhiều trường hợp người lớn mắc sởi trên bệnh nền khiến tình trạng bệnh khá nặng, có nhiều phụ nữ mang thai mắc bệnh.

Tại BV Nhi đồng 1, thời điểm cao nhất có tới 50 ca mắc sởi điều trị tại Khoa Nhiễm – Thần kinh. Hiện tại, khoa đang điều trị cho 30 ca, trong đó một số ca đã có biến chứng viêm phổi.

BS Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1 – cho biết: “Hầu hết các ca mắc sởi do không tiêm chủng, nhiều trường hợp địa phương, nhà trường đã có thông báo cụ thể đến phụ huynh nhưng một số người vẫn kiên quyết không cho con đi tiêm. Đây là quan điểm sai lầm. Vắc-xin sởi có tác dụng tăng cường miễn dịch, đây là vắc-xin lành tính nên cha mẹ có thể yên tâm. Nếu cha mẹ không chủ động tiêm phòng cho con thì nguy cơ mắc bệnh rất cao, bởi chu kỳ diễn biến của dịch sởi là sau 4-5 năm sẽ tái diễn trở lại trên quy mô lớn…”.

Hoài Thương

 

Bình luận (0)