Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vùng đất huyền thoại

Tạp Chí Giáo Dục

Đa danh Rng Sác – Cn Gi, TP.HCM tng đưc coi là “vùng đt chết” trong nhng năm kháng chiến chng M cu nưc. Sau 43 năm gii phóng min Nam thng nht đt nưc, vi s n lc vươn lên ca chính quyn các cp và ngưi dân đa phương, Rng Sác xưa, Cn Gi nay đã thay da đi tht. Ph đy màu xanh cho hin ti và tương lai…

c mt thi

Chúng tôi được trò chuyện với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân – Trung tá Vũ Đình Bạch (quê Thái Bình) khi ông cùng gia đình từ Bắc vào thăm lại chiến trường xưa. Sau những giây phút hoài niệm, hồi tưởng về những đồng đội đã ngã xuống, ông Bạch cho biết ông đi B năm 1964, có mặt tại chiến trường Rừng Sác năm 1965; đã đánh Mỹ trên 50 trận. Điều ông và những đồng đội còn sống luôn day dứt, là có trận đang cùng nhau tiến ra trận địa, bất chợt nghe tiếng nói đứt quãng “anh Bạch ơi, em bị cá sấu táp rồi” và thấy bọt nước cuộn trào, máu đồng đội đỏ loang cả một vùng nước. Mọi người nước mắt tuôn trào nhưng đều bất lực, vì phải giữ bí mật, không ai dám nổ súng giải nguy cho đồng đội.

Cần Giờ lúc đó là căn cứ quân sự tiền tiêu của địch, canh phòng cho con đường thủy huyết mạch từ biển Đông vào cảng Sài Gòn. Theo thống kê, nơi đây đã phải hứng chịu hơn 4 triệu lít chất hóa học, 2 triệu tấn bom đạn, làm khoảng 40.000ha rừng ngập mặn bị hủy diệt.

“Vùng đất này khi ấy bom cày, đạn xới, làng mạc bị tàn phá. Người dân nơi đây phải gánh chịu nỗi đau ly tán, mất người thân… Nên khi được tận mắt thấy huyện Cần Giờ chuyển mình như hôm nay, quả là một kỳ tích”, ông Bạch tâm sự.

Trong 9 năm kiên cường bám trụ, bộ đội Rừng Sác đã đánh hơn 1.000 trận lớn nhỏ, phá hủy hàng trăm tàu xuồng, loại bỏ khỏi vòng chiến đấu gần vạn tên địch. Những trận đánh trên sông Lòng Tàu, Lôi Giang, Giàn Xây, Vàm Sát, kho xăng Nhà Bè… đã làm kẻ thù khiếp sợ.

Riêng Trung tá Bạch, trận đánh ông không bao giờ quên, là trận đánh tiêu diệt tàu Baton Rugiơ Victory trên sông Lòng Tàu (23-8-1966). Victory được mệnh danh “thủy quái – kho nổi di động” của Mỹ, tải trọng 1 vạn tấn có sức chứa cả trăm máy bay trực thăng, xe tăng, súng pháo… đủ loại. Vũ khí mà ông Bạch và đồng đội dùng để tiêu diệt Victory là 2 quả thủy lôi sừng chạm (KB), mỗi trái nặng 1.075kg.

Đúng 8 giờ 15 phút sáng 23-8, một đoàn gần 10 chiếc tàu lớn, nhỏ của địch hùng hổ ngược sông Lòng Tàu tiến về Sài Gòn. Vào đến vòng cua, con tàu chợt khựng lại. Kỹ thuật viên thực hiện quy trình chính xác, 2 quả thủy lôi phát hỏa, một tiếng nổ lộng óc vang rền, hai bức tường nước khổng lồ bốc cao, nuốt chửng cả con tàu bị phủ dưới một luồng lửa cực lớn. Lát sau, trên mặt sông ngầu đục chỉ còn trơ lại cái đài chỉ huy của nó.

Victory “chết chìm” dưới đáy sông mang theo 100 xe tăng, 3 máy bay phản lực, hàng trăm khẩu pháo, hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm và hơn 100 lính Mỹ. Tham gia chiến công lừng danh này, ông Vũ Ðình Bạch được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, danh hiệu “Dũng sĩ đánh giao thông”, “Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú”… và đến ngày 5-6-2015, tại TP.HCM ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những câu chuyện về các chiến công của bộ đội đặc công Rừng Sác vẫn sáng mãi khí phách hào hùng.

Hi sinh

Ngay sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chính quyền và người dân Cần Giờ đã phát huy truyền thống, cùng nhau chung sức xây dựng lại quê hương. Những bãi đất sình lầy được thay thế bằng những con đường, những cây cầu nối TP với huyện đảo Cần Giờ. Rừng ngập mặn được phủ xanh bạt ngàn của 60 loài thảo mộc như cây đước, cây bần, cây mắm. Về Cần Giờ chỉ mất chừng hơn 1 giờ đồng hồ, đường trải nhựa rộng thênh thang với 6 làn xe, rợp bóng mát khi 2 bên là những cánh rừng, 8 cây cầu được xây mới, chỉ còn phải qua duy nhất một phà là Bình Khánh. Lưới điện quốc gia cũng đã được đưa về Cần Giờ năm 1990.

Đi sâu vào từng khu ấp trên địa bàn huyện Cần Giờ, tìm đến những ngôi trường mới được xây dựng khang trang, hiện đại, mái ngói đỏ tươi để cảm nhận được say mê con chữ của thầy và trò những ngôi trường này. Thầy Trương Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THCS Long Hòa, chia sẻ thế hệ thầy, những người sinh ra trong hòa bình từng ngày chứng kiến sự đổi thay của Cần Giờ. Trước đây cái ăn hàng ngày không phải gia đình nào cũng bươn chải nổi, đừng nói chi đến chuyện cho con đi học. Nay số trẻ bỏ học và có nguy cơ bỏ học vẫn còn nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp, phần vì đời sống kinh tế ổn định hơn và ý thức của người dân cũng được nâng cao hơn.

Cần Giờ hôm nay có cả tỷ phú, triệu phú nhờ làm kinh tế giỏi. Cần Giờ đang có mô hình khá nổi tiếng về nuôi cá mú, ốc hương, tôm thẻ chân trắng ở xã An Thới Đông, xã Long Hòa. Trang trại của ông Lê Văn Huệ (xã An Thới Đông) gần 1ha, ban đầu chỉ là vùng ruộng sình lầy, toàn lau sậy, cây dừa nước um tùm và nhiễm phèn nặng, chỉ nhìn đã thấy ngán. Nhưng ông Huệ quyết tâm làm giàu trên mảnh đất này, với sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã, ông đầu tư hơn 100 triệu đồng cải tạo thành vuông tôm, cơ sở hạ tầng đồng bộ, sau đó thả 300.000 con tôm thẻ chân trắng. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, hiện cứ khoảng 3 tháng lại cho thu hoạch khoảng 2 tấn tôm. Còn trang trại của ông Huỳnh Văn Mãnh (xã Long Hòa), có diện tích 7.000m², bình quân mỗi ô nuôi cá mú rộng 1.000m², cho thu hoạch 1,5 tấn cá mú/ô, với giá 250 triệu đồng/tấn cá, bình quân ông Mãnh thu về khoảng 2,6 tỷ đồng/năm.

Theo quy hoch Cn Gi s tr thành mt cc phát trin kinh tế mnh ca TP.HCM v du lch bin, du lch ngh dưng, đô th thông minh, dch v CNC, resort, khách sn…; hưng ti mt khu vc kinh tế tri thc, thu hút hot đng khoa hc, nghiên cu, GD-ĐT phc v hot đng kinh tế CNC…

Cần Giờ chuyển dịch theo mô hình nông thôn mới. Năm 2013, xã Lý Nhơn đã đạt 19/19 tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Nhiều vườn cây ăn trái được đầu tư ở thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hòa, xã Lý Nhơn và một số khu vực ở các xã Bình Khánh, xã An Thới Đông gắn với phát triển du lịch nhà vườn. Các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển hoạt động kinh doanh, phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Thương mại dịch vụ – du lịch sinh thái được Cần Giờ xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Rừng Sác – Cần Giờ ngày càng chuyển mình mạnh mẽ như khẳng định của đồng chí Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, tuy vẫn còn một số khó khăn nhất định nhưng có thể nói từ nhiều năm nay, điều kiện kinh tế – xã hội của Cần Giờ có chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Nguồn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị cho GD-ĐT huyện Cần Giờ đã có chuyển biến rõ nét. Song song đó, các trục đường về các xã xây dựng nông thôn mới như Long Hòa, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn… được bê tông hóa, hệ thống cây xanh dọc các tuyến đường đang đâm chồi nảy lộc với biết bao kỳ vọng của Đảng bộ, chính quyền nơi đây.

Lê Quang Huy

 

Bình luận (0)