Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Giao thừa” cho chương trình giáo dục phổ thông mới!

Tạp Chí Giáo Dục

Chúng tôi gi “giao tha” cho chương trình giáo duc ph thông mi là bi, đ chuyn sang mt năm tt phi mt thi khc giao tha, thì đ thay đi toàn b chương trình giáo dc cũ và đưa vào áp dng chương trình giáo dc mi không th không có bưc đm giao thi đó.

Cô Phm Ngc Thùy Trang (giáo viên Trưng THPT Phm Văn Sáng, TP.HCM) hưng dn hc sinh lp 11B4 đc sách trong tiết hc môn văn. Ảnh: Y.Hoa

Nếu không có sự chuẩn bị “bánh tét, dưa hành, câu đối đỏ” thì Tết sẽ mất ý nghĩa và niềm vui. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng về hoạch định, giải pháp, nhân lực thì “cổ máy” chương trình giáo dục phổ thông mới khó có thể vận hành.

Cuối năm 2018, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông mới sau một thời gian dài chuẩn bị dự thảo và lấy ý kiến đóng góp của xã hội. Có thể thấy, chương trình đã kết tinh nhiệt huyết, trí tuệ và tầm nhìn của những người hữu trách muốn “lột xác” cho giáo dục Việt Nam – một nền giáo dục bấy lâu nay bị đánh giá là còn nhiều lạc hậu và bất cập. Điểm nhấn của chương trình, theo GS. Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới) là thay đổi cơ bản từ việc truyền đạt kiến thức sang phát huy kỹ năng, sáng tạo của người học.

Nhìn tổng thể, chương trình cơ bản chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản, gồm bậc tiểu học và THCS; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là bậc học THPT. Trong đó đưa thêm nhiều môn học mới như hoạt động trải nghiệm, giáo dục địa phương… Lùi lộ trình thực hiện so với dự thảo trước đây. Cụ thể theo hình thức cuốn chiếu là: Từ năm học 2020-2021 áp dụng cho lớp 1; năm học 2021-2022 áp dụng cho lớp 2 và 6; năm học 2022-2023 áp dụng cho lớp 3, 7, 10; năm học 2023-2024 áp dụng cho lớp 4, 8, 11; năm học 2024-2025 áp dụng cho lớp 5, 9, 12. Song hành với chương trình tổng thể, chương trình các phân môn học cũng đã xây dựng xong. Chỉ chờ còn khâu sách giáo khoa, viết xong là đưa vào lựa chọn sử dụng…

Bước đầu mọi khâu như thế cơ bản đã xong. Điều này khiến nhiều người lạc quan tin tưởng vào sự thành công “đầu” đã “xuôi”, thì “đuôi” sẽ “lọt”. Tuy nhiên còn khá nhiều người e dè, hoài nghi đến kết quả. Và một số bộ phận không nhỏ kiên nhẫn chờ đợi đến khi thực hiện mới đưa ra nhận định, đánh giá. Sở dĩ có nhiều thái độ biểu hiện như thế là vì, theo chúng tôi, còn nhiều việc chúng ta cần phải làm, phải có để tạo “lòng tin vững chắc” ngay thời điểm “giao thừa” này:

Đầu tiên phải kể đến ở đây là nhân tố con người, mà người trực tiếp thực hiện là đội ngũ giáo viên hiện nay. Mặc dù ông Hoàng Đức Minh (Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT), khi trả lời báo chí gần đây là rất tin tưởng vào đội ngũ giáo viên sẽ đáp ứng yêu cầu. Tin tưởng về việc đào tạo giáo viên cốt cán, về đầu tư bồi dưỡng hơn về công nghệ thông tin. Và Bộ GD-ĐT cũng tính đến vấn đề thừa thiếu giáo viên và giao cho các đơn vị về việc tuyển dụng và định mức công việc để có thể đáp ứng chương trình. Tuy nhiên, chúng ta không thể không băn khoăn về sự thiếu đồng bộ của giáo viên từ các địa phương, về đội ngũ khá mỏng của nhà giáo đạt chuẩn, về khiếm khuyết của sự kế thừa, về chiến lược, tầm nhìn của các trường sư phạm…

Để thực hiện thành công, không thể không kể đến nhân tố thứ hai là điều kiện cơ sở vật chất. Về mặt này, ông Phạm Hùng Anh (Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Bộ GD-ĐT) cho biết: Ở bậc tiểu học thì khó khăn hơn một chút nhưng Bộ GD-ĐT đã xác định từ lâu là tập trung nâng cao điều kiện cơ sở vật chất của trường, trong đó hỗ trợ chương trình kiên cố hóa trường lớp. Từ năm 2014, tỷ lệ kiên cố hóa trên cả nước là hơn 70%, năm 2018 nâng lên hơn 80%. Mặc dù sĩ số trung bình học sinh trong một lớp ở bậc tiểu học ở một số vùng là đủ điều kiện. Chẳng hạn tỷ lệ này ở vùng Tây Bắc là 23 học sinh, Tây Nguyên là 27 học sinh trong 1 lớp. Tuy nhiên, một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, sĩ số bị vượt quá quy định vẫn còn là một bài toán cực kỳ nan giải.

Ch đến thi khc giao tha báo xuân sang đ thy còn thiếu gì, chun b gì cho Tết e là đã quá mun. Vì vy, cn phi có “khong cách giao tha” đ sa son, chun b thì mi mong có mt năm mi suôn s, trơn tru cho chương trình giáo dc ph thông mi!

Việc biên soạn sách giáo khoa vẫn chưa có hồi kết. Còn nhiều ý kiến bất nhất về chủ trương “một chương nhiều bộ sách giáo khoa”. Vấn đề này đã từng làm GS. Nguyễn Minh Thuyết phải phân trần khi trả lời báo chí: “Thời gian qua có một số ý kiến phân tán nói “ngược” nghị quyết của Quốc hội là chỉ làm một bộ sách giáo khoa. Tôi cho là Bộ GD-ĐT đã tính toán ưu thế cũng như thách thức gặp phải, trên cơ sở đó có giải pháp thực hiện. Tôi cho là đảo ngược nghị quyết là khó”. Sự quyết đoán khá tin tưởng đó của GS. Thuyết cho ta tin tưởng về sự thành công của việc ra đời nhiều bộ sách giáo khoa mới đưa vào lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, cần phải chờ!

Ngoài ra còn phải kể thêm nhiều lo lắng khác như: chương trình giáo dục địa phương áp dụng thế nào cho hiệu quả, hoạt động trải nghiệm tổ chức ra sao để không đơn điệu, nhàm chán. Và dạy học theo dự án, theo chuyên đề… phải sáng tạo ra sao để không lặp lại lối mòn, hình thức… Chỉ cần nhìn riêng ở môn ngữ văn, những băn khoăn của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên bộ môn ngữ văn) cũng đã cho thấy điều đó: “Với chương trình ngữ văn mới ở THPT, ngoài 3 tiết học bắt buộc, mỗi lớp có thêm 35 tiết/1 năm cho các chuyên đề học tập tự chọn dành cho những học sinh có thiên hướng khoa học xã hội và nhân văn. Các chuyên đề này giúp học sinh có cái nhìn khái quát và tập nghiên cứu về nội dung, giá trị và tiến trình lịch sử văn học; phong cách văn học, một số vấn đề tiếng Việt và hoạt động văn học thiết thực, gần gũi, đáp ứng sở thích, nhu cầu của các em. Tuy nhiên, chỉ sợ giáo viên biến chuyên đề học tập thành các bài học lý thuyết hàn lâm, nặng nề; mà không dành thời gian cho việc học sinh trao đổi, thảo luận, viết bài, sưu tầm, giới thiệu, thuyết trình về các nội dung chuyên đề để tạo hứng thú hơn trong việc học ngữ văn”. 

Chờ đến thời khắc giao thừa báo xuân sang để thấy còn thiếu gì, chuẩn bị gì cho Tết e là đã quá muộn. Vì vậy, cần phải có “khoảng cách giao thừa” để sửa soạn, chuẩn bị thì mới mong có một năm mới suôn sẻ, trơn tru cho chương trình giáo dục phổ thông mới!

Trn Ngc Tun

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)