Nghe có vẻ giống như một bộ phim khoa học viễn tưởng nhưng đó là một dự án có thật và các nhà khoa học đang thực sự khám phá cách làm thế nào để xây dựng trạm vũ trụ bên trong một tiểu hành tinh.
Lý giải cho ý tưởng này, các nhà khoa học cho biết vì vòng quay của tiểu hành tinh sẽ tạo ra lực hấp dẫn đủ để các thiết bị khai thác được sử dụng một cách hiệu quả, cho chúng ta cơ hội khai thác các khoáng chất phong phú và lắng đọng bên trong những thiên thể này.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng bề mặt của tiểu hành tinh cũng có thể giúp giữ cho trạm khai thác an toàn trước những nguy hiểm khi ở ngoài vũ trụ như bức xạ vũ trụ.
Trong tương lai, có thể có những trạm nghiên cứu không gian nằm trong… các tiểu hành tinh.
Theo một nghiên cứu mới từ các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Vienna ở Áo, các nhà nghiên cứu đã áp dụng một số mô hình trọng lực tiên tiến vào một tiểu hành tinh giả thuyết có kích thước 500 x 390m.
"Các tải trọng do lực ly tâm tạo ra một trạm không gian bên trong một tiểu hành tinh được khai thác là khả thi. Mặc dù có rất nhiều điều chưa biết ở đây như việc cần phải chọn đúng kích thước và vật liệu và tiểu hành tinh sẽ cần đủ mạnh để hỗ trợ một trạm không gian”, các nhà nghiên cứu cho biết.
"Các ứng dụng thực tế sẽ chủ yếu phụ thuộc vào việc biết không chỉ thành phần mà còn cả cấu trúc bên trong của các thiên thể được khảo sát", nhóm nghiên cứu cho biết thêm.
Mặc dù kích thước của tiểu hành tinh được sử dụng trong các mô hình của các nhà khoa học gần như khớp với một số loại đá không gian mà chúng ta đã quan sát bao gồm 3757 Anagolay, 99942 Apophis và 3361 Orpheus. Đặc biệt, phần lớn thành phần của các tiểu hành tinh này hiện chưa được biết đến. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để bắt đầu làm việc trên một trạm khai thác bên trong một tiểu hành tinh.
"Nếu chúng tôi tìm thấy một tiểu hành tinh đủ ổn định, chúng tôi có thể không cần những bức tường nhôm này hoặc bất cứ thứ gì, bạn có thể có thể sử dụng toàn bộ tiểu hành tinh này như một trạm không gian. Biên giới giữa khoa học và khoa học viễn tưởng ở đây khá mờ nhạt”, trưởng nhóm nghiên cứu, nhà vật lý thiên văn Thomas Maindl nhấn mạnh.
HT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)