Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bát nháo ở chốn thiêng

Tạp Chí Giáo Dục

Tháng giêng âm lịch là khoảng thời gian khách hành hương đến lễ chùa cầu an cho năm mới. Lợi dụng thời điểm này, các “dịch vụ ăn theo” cũng phát triển rầm rộ gây nên cảnh bát nháo, phản cảm ở chốn linh thiêng vn rt cn s tôn nghiêm trong mi thi đim.

Chùa Minh Hương (qun 5) nhếch nhác hàng quán, rác rưi trong nhng ngày l chùa đu năm

“Dch v ăn theo” đưc mùa

Lấy cớ là phục vụ nhu cầu của khách hành hương, nên các quầy bán hoa, nhang đèn, chim phóng sinh “di động” thường xuyên “đóng đô” ở các cổng chùa, thậm chí tăng cường hoạt động 24/24 vào các ngày rằm hàng tháng và những ngày đầu năm mới. Đó là lý do khiến cổng chùa Việt Nam Quốc Tự (mặt đường Lê Hồng Phong, quận 10) thường xuyên nhếch nhác với các hàng bán hoa sen, chim phóng sinh, xe bán nước ngọt và đồ ăn các loại. Trong suốt mùa Tết, cả cổng chùa mặt đường Lê Hồng Phong và đường 3-2 đều tấp nập người buôn kẻ bán. Đây cũng là lúc người ăn xin túa về ngồi khắp từ vỉa hè vào tới sân chùa. Vào lúc 21 giờ đêm mùng 10 Tết, người phụ nữ khoảng 40 tuổi nhẫn nại ẵm một bé gái còn đỏ hỏn ngồi ở bậc tam cấp cổng chùa để chờ khách hành hương qua lại bố thí cho những đồng bạc lẻ. Bất chợt em bé giãy giụa, khóc mếu, liền bị người phụ nữ mặt lạnh như tiền giơ tay vỗ đôm đốp vào mông như muốn trừng phạt. Khi thấy vài người xung quanh để ý, thị liền giả lả vỗ về đứa trẻ. Hành động của người phụ nữ khiến người khác nghi ngờ đứa trẻ có thể chỉ là “công cụ” để kiếm tiền, chứ không phải là con ruột của thị.

Tình trạng người ăn xin “bủa vây” trong những ngày đầu năm cũng diễn ra phổ biến ở chùa Xá Lợi (quận 3). Vào khoảng 7 giờ sáng 12 tháng giêng, chúng tôi thấy trước tượng Phật Bà (hướng phía đường Bà Huyện Thanh Quan) là nơi hội tụ của một số người phụ nữ và đàn ông bán vé số, ăn xin. Khi có người đến đốt nhang, những người này chìa tay ra xin tiền và đưa ra luôn mệnh giá (cho tôi xin 2 ngàn đồng, 3 ngàn đồng…), còn những người kia thì nài nỉ người viếng chùa để bán vé số, trong số đó còn bày ra ăn uống trước Phật Bà, đáng nói hơn đó là đồ mặn.

Nhng ngưi ăn xin, bán vt phm phóng sinh và vé s t tp trưc tưng Pht Bà chùa Xá Li

Theo lời phật tử Nguyễn Thị Hồng, trong nhiều năm qua, chùa Xá Lợi thường tập trung người bán vé số và người ăn xin gồm người lớn lẫn trẻ con trước cổng chính và cầu thang lối vào chính điện. “Nhà Phật từ bi không nỡ xua đuổi, nhưng tình trạng này ít nhiều gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm, thánh thiêng nơi cửa Phật”.

Chùa Vĩnh Nghiêm (phường 14, quận 3) cũng là nơi thu hút khách hành hương đến lễ chùa đông đảo nhất. Do đó, người đi lễ chùa không chỉ gặp phiền toái vì bị người ăn xin “nài nỉ”, mà còn ngán ngẩm với tình trạng ùn tắc thường xuyên do bị những người bán nhang đèn, hoa nến, vé số, sách bói toán, tử vi chiếm dụng hết phần vỉa hè khiến người mua hàng phải đứng tràn ra đường gây mất an toàn giao thông cho khu vực trước cổng chùa. Chưa kể hàng loạt xe ô tô còn ngang nhiên dừng đậu thành hàng dài hai bên lòng đường khiến giao thông qua khu vực này càng thêm khó khăn. “Mỗi dịp Tết đến, xuân về hay vào dịp lễ hội, du khách thập phương hội tụ về đây cầu nguyện, cúng bái rất đông đúc, khó kiểm soát được tình hình an ninh trật tự mặc dù chùa đã phối hợp với công an phường để ngăn chặn nhưng vẫn không triệt để” – chú Tân (bảo vệ chùa) cho biết.

Trong những ngày này, ngoài việc cúng thần linh, gia tiên, nhiều người còn tổ chức phóng sinh với mong muốn được một năm nhiều sức khỏe, an lành và may mắn. Có mặt tại chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) vào chiều 11 tháng giêng, chúng tôi bắt gặp nhiều người sẵn sàng bỏ hàng trăm ngàn đồng, thậm chí hàng triệu đồng để mua chim, rùa, cá các loại đem xuống bờ sông Sài Gòn (cách chùa vài mét) thả. Tuy nhiên, những con cá, con rùa chưa kịp bơi ra giữa sông thì có đến 3-4 chiếc ghe, xuồng, vỏ lãi ngang nhiên chở theo bình điện và vợt (nối với nguồn điện) để vớt những con cá bé nhỏ vừa được thả xuống. Tiếp cận một người đàn ông 35 tuổi đang vớt cá, người này cho biết, ông hành nghề ở đây hơn 4 năm nay, mỗi ngày vớt từ 5 đến 10kg cá các loại, sau đó đem bán lại với giá 25.000 đồng/kg. Khi được hỏi sản phẩm bán ở đâu thì ông không nói. Trước hành động này, chị Lê Thị Cúc (phật tử phóng sinh) bức xúc: “Tôi bỏ 100 ngàn đồng mua 2kg cá trê để thả cầu may mà vừa đứng đằng này thả thì họ đứng đằng kia vớt không thương tiếc, nhìn thật là bức xúc nhưng biết làm gì bây giờ. Mình lên tiếng thì có khi mang họa. Thôi mình làm phước thì được phước, còn ai bắt chúng thì mang tội thôi”. Được biết, việc này đã xảy ra nhiều năm nay tại chùa Diệu Pháp, bất chấp sự phản đối của cả nhà chùa và người dân. Nhiều lần người dân và nhà chùa đã phản ánh tình trạng trên đến cơ các cơ quan chức năng nhưng vẫn không có biến chuyển. Nhóm thanh niên bắt vật phẩm phóng sinh vẫn ngang nhiên hoạt động mà không có một chế tài nào để xử lý.

Không riêng gì chùa Diệu Pháp, tại chùa Phước Hải (hay chùa Ngọc Hoàng, quận 1) cũng xuất hiện rất nhiều hành động gây phản cảm, mất vẻ mỹ quan cho ngôi chùa vào dịp đầu năm mới này. Vào sáng 11 tháng giêng, khi chúng tôi ghé vào thắp hương thì cách cổng chùa 1 mét thấy một số phụ nữ bán vé số ngồi bệt ngay cổng chùa rao inh ỏi và có hành động chèo kéo người đi lễ chùa để bán được số. Việc này khiến không ít người khó chịu và cho rằng không được tôn trọng khi bước vào cổng chùa. Một hành động cũng làm mất đi vẻ tôn nghiêm cho chùa Phước Hải khi nhiều người không tuân thủ quy định của chùa. Mặc dù trước chùa có đề nghị: “Mọi người vui lòng không đốt nhang lớn, chỉ đốt một nén nhang” nhưng nhiều người vẫn bất chấp đốt cả bó nhang khiến cho không khí nơi đây choáng ngợp. Chưa dừng lại ở đó, nhiều người còn chen lấn, xô đẩy nhau để được đốt dầu cầu an trong chánh điện gây bức xúc cho nhiều người.

Chn linh thiêng cn đưc tôn trng đúng mc

Theo phản ánh của nhiều phật tử tại chùa Minh Hương (quận 5), tình trạng các tiểu thương buôn bán hàng ăn, nước uống, bán các phẩm lễ dâng cúng ngày đầu xuân xả rác bừa bãi trước cổng chùa gây ảnh hưởng đến mỹ quan nhà chùa trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó còn có những người khỏe mạnh ẵm theo trẻ nhỏ ngồi lê la, nheo nhóc ngồi ngay lối đi lại trước cổng chùa để xin tiền làm cho không khí ngày xuân trở nên u ám lạ thường. Không khí trang nghiêm không chỉ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài, mà tình trạng ăn mặc “thiếu vải” của một số phụ nữ trẻ tuổi cũng làm cho nhiều khách hành hương thấy “chướng tai gai mắt”. Để gìn giữ sự tôn nghiêm trong văn hóa lễ chùa, tiến sĩ Trần Long (Trưởng bộ môn văn hóa Việt Nam, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) cho rằng việc rải tiền lẻ khắp nơi ở chùa chiền cũng là hành vi cần loại bỏ. Ý kiến này xuất phát từ tình trạng nhiều người đi lễ chùa ngoài việc dâng cúng đồ lễ, hương, hoa quả…, còn có thói quen rải tiền lẻ lên bàn thờ Phật, nhét tiền vào tay vào áo tượng Phật, hoặc rải tiền lẻ ra nền nhà chùa và phủ kín những gốc cây trong khuôn viên để đạt được những điều mong ước. Tuy nhiên, tiến sĩ Trần Long cho rằng hành vi rải tiền lẻ ở các cơ sở tâm linh là biểu hiện thái độ coi thường thần Phật, trần tục hóa mục đích tham dự lễ hội, không phù hợp với truyền thống cúng bái của dân tộc. Ở góc độ sử dụng tiền tệ, hành vi rải tiền cũng là sự thiếu tôn trọng đối với đồng tiền quốc gia.

Trên bến ngưi th cá phóng sinh, dưi sông ghe, v lãi canh vt cá cách chùa Diu Pháp ch vài mét

Theo tu sĩ Thích Bảo Nghiêm (Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam), phật tử và khách hành hương đi lễ chùa cần lưu ý, tiền công đức khi đi lễ chùa nên được đặt vào hòm công đức, để chúng được bảo quản và sử dụng đúng mục đích. Việc đặt tiền, nhét tiền lẻ lên tay của tượng Phật sẽ khiến nơi thờ cúng mất đi sự tôn nghiêm, không thể hiện được sự thành kính, hoặc đơn giản là số tiền đó dễ bị thất lạc, không được sử dụng đúng mục đích tốt lành.

Bài, nh: Bích Vân – Kiu Khánh

 

Bình luận (0)