Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cách xử phạt trẻ hợp lý

Tạp Chí Giáo Dục

nh minh ha. Ảnh: I.T

+ Khi tr phm li, cha m phi biết khéo léo s dng phương pháp x pht mt cách hp lý.

Trong quá trình giáo dục trẻ, không tránh khỏi những hành vi ứng xử sai trái, lệch lạc. Tuy nhiên, không phải lúc nào cha mẹ cũng thuyết phục được con làm theo điều hay lẽ phải. Vì thế, để hạn chế những hiện tượng lơ là, thiếu tự giác của trẻ, giúp trẻ biết ăn năn, hối hận, quyết khắc phục lỗi lầm để tiến bộ, cha mẹ phải biết khéo léo sử dụng phương pháp xử phạt một cách hợp lý.

Cha mẹ cần phải chú ý đến cách xử phạt con trẻ. Trong giáo dục gia đình hiện nay thường bắt gặp những trường hợp trẻ dù bị phê bình, nhắc nhở nhiều lần cũng không có sự thay đổi, vẫn khăng khăng làm theo ý mình, thậm chí có đứa còn cãi lại cha mẹ hoặc trước mắt vờ vâng vâng dạ dạ nhưng sau lưng thì đâu lại vào đấy. Phụ huynh không nên coi nhẹ mà bỏ qua vấn đề này. Khi trẻ không vâng lời, cha mẹ không nên cứ lặp đi lặp lại nhiều lần mà cần chú ý đến kỹ năng xử phạt sao cho khéo léo và hiệu quả để trẻ biết sửa chữa lỗi lầm mà không bị tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ.

Th nht, khi phê bình con tr, cha m nên thn trng. Phương pháp tốt nhất là dùng lý lẽ thuyết phục khiến trẻ tuân theo một cách tự giác. Khi trẻ tiếp tục sai phạm, cha mẹ nên tế nhị, hướng vào những hành vi lệch chuẩn. Mục đích của răn đe, xử phạt là giúp trẻ nhận ra được sai lầm, khuyết điểm, những thói quen xấu để sửa chữa. Nhưng đây là một phương pháp trực tiếp đụng chạm đến nhân cách  của trẻ nên nếu quá lạm dụng một cách tràn lan thì sẽ là con dao hai lưỡi khiến trẻ ức chế mà trở nên trơ lì, chống đối.

Th hai, x pht là phi t thái đ dt khoát, rõ ràng. Nếu trẻ phạm lỗi, một đứa bé ngoan sẽ rất buồn lòng, nếu cha mẹ phê bình thêm sẽ quá sức chịu đựng của trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy bất an và do dự, làm việc gì cũng sợ mắc sai lầm, khuyết điểm. Do đó, cha mẹ hãy bình tĩnh giảng giải cho trẻ hiểu những lỗi của mình, và cùng con tìm ra phương hướng khắc phục hiệu quả nhất.

Th ba, x pht con phi có mc đ, la chn cách tác đng thích hp. Có không ít bậc cha mẹ cứ thấy con mắc lỗi không phân biệt lớn hay nhỏ đều phê bình, trách mắng, thậm chí còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần khiến trẻ cảm thấy bực bội, chán nản. Vì mục đích cuối cùng của giáo dục là để giúp trẻ tiến bộ. Cho nên, cha mẹ chỉ răn đe trẻ có mức độ, sai lầm nào của trẻ nếu đã nhắc nhở rồi không nên “phát” lại nhiều lần. Xử phạt trong giáo dục giống như gia vị trong nấu ăn, cha mẹ phải biết “nêm nếm” một cách vừa phải đủ để trẻ thấu hiểu tác dụng mà thay đổi theo chiều hướng tích cực. Trẻ còn nhỏ tuổi không thể tránh khỏi việc lặp lại sai lầm, rất cần sự kiên trì, nhẫn nại của cha mẹ.

+ Luôn sát cánh bên con là điu quan trng nht.

Theo các chuyên gia tâm lý, khi xử phạt con, cha mẹ trước hết phải cho trẻ thấy những mặt tốt mà con đang có cần phát huy, sau đó mới chỉ ra sai lầm mà chúng mắc phải. Cần để trẻ nhận thấy cha mẹ luôn nhìn nhận con một cách toàn diện. Cũng cần phải đặt mình vào vị thế của con rồi mới xét. Không nên quay lưng, bỏ mặc hoặc để trẻ tự xoay xở trước những lỗi lầm của mình. Nếu có kế hoạch đi chơi cùng con trước đó thì dù trẻ có mắc sai lầm cũng không nên hủy bỏ dự định. Phải để trẻ hiểu rõ rằng trẻ mắc lỗi thì phải chịu nhắc nhở, xử phạt để tiến bộ chứ không phải vì chuyện đó mà cha mẹ không còn yêu chúng nữa. Nhà giáo dục nổi tiếng Makarenko khuyên rằng: “Bạn được tự do trừng phạt, song nếu bạn trừng phạt thì bạn là nhà giáo dục tồi”.

Lê Phm Phương Lan (Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)