Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Nhà khoa học nhí” khám phá vũ trụ

Tạp Chí Giáo Dục

To trng lc nhân to, trng rau bng phương pháp thy canh, lc tách ôxy trong không khí nhm gim thiu nhng tác hi t không gian ngoài vũ tr cũng như giúp các phi hành gia có thêm ngun thc phm giàu dinh dưng là nhng gii pháp mà đi “nhà khoa hc nhí” Trưng THCS Hunh Khương Ninh (Q.1, TP.HCM) đưa ra khi cùng nhau khám phá vũ tr.

Các thành viên đi “nhà khoa hc nhí” đưc nhà trưng tuyên dương ti l tng kết hc k 1, năm hc 2018-2019

Những giải pháp này đã giúp các em vô địch quốc gia cuộc thi Khoa học ứng dụng First Lego League 2019 diễn ra tại TP.HCM mới đây. Giải thưởng này giúp các em bước tiếp vào cuộc thi quốc tế diễn ra tại Mỹ vào tháng 4 tới.

Đội “nhà khoa học nhí” gồm 8 học sinh tiêu biểu đang học lớp 6, 7, 8. Trần Phan Đăng Khôi (lớp 8A1, thành viên trong đội) kể lại: “Lần đầu tham gia cuộc thi với thời gian làm quen môn học khá ít, lại vấp váp khi thuyết trình bằng tiếng Anh và trình bày PowerPoint nên chúng em gặp áp lực rất lớn. Mục tiêu của chúng em chỉ cố gắng vào top 5 nhưng thật bất ngờ lại đạt thành tích cao nhất…”. Để có được các phần thi xuất sắc, đội “nhà khoa học nhí” đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Đó là xác định đối tượng để giải quyết vấn đề là không gian ngoài vũ trụ nên cả đội bắt tay tìm hiểu về không gian, đời sống sinh hoạt của các phi hành gia… thông qua nhiều kênh như sách báo, internet. Từ kiến thức có được, cả đội thống nhất chọn, phát triển đề tài “Chiếc hộp xanh”, tập trung vào ba giải pháp: Tạo trọng lực nhân tạo, trồng rau bằng phương pháp thủy canh nhỏ giọt trong thùng container và lọc tách ôxy trong không khí. Theo Đăng Khôi, tác hại của trọng lực ngoài vũ trụ sẽ khiến xương con người dài ra nhưng mỏng đi và bị giòn, dễ gãy. Trong trường hợp này, giải pháp trọng lực nhân tạo sẽ giúp các phi hành gia di chuyển, sinh hoạt bình thường và an toàn. Giải pháp thứ hai sẽ bổ sung nguồn dinh dưỡng rau xanh vào nguồn thức ăn đóng gói ít hương vị, khô khan mà hàng ngày các phi hành gia phải ăn. Riêng lọc tách ôxy trong không khí là giải pháp thực hiện trên hoạt động trồng rau nhằm cung cấp thêm lượng ôxy cho các phi hành gia. “Đề tài “Chiếc hộp xanh” sẽ góp phần hỗ trợ các phi hành gia thuận tiện hơn trong quá trình thám hiểm, nghiên cứu… ngoài vũ trụ”, Đăng Khôi cho biết.

Cuc thi Khoa hng dng năm 2019 vi ch đ “Khám phá vũ tr” có hơn 100 trưng tiu hc, THCS (trên 500 đi) trên toàn quc tham gia tranh tài. Các thí sinh phi vn dng kiến thc liên môn STEM (khoa hc, k thut, công ngh, toán) đã hc cùng vi k năng robotics, lp trình đ đưa ra gii pháp cho “vùng đt mi” ngoài vũ tr.

Khó khăn lớn nhất đối với đội “nhà khoa học nhí” là lần đầu tìm hiểu kiến thức không gian ngoài vũ trụ, kiến thức lập trình, điều khiển robot trên sa bàn… Ngay cả kỹ năng làm PowerPoint cũng hoàn toàn mới mẻ, trong khi thời gian tiếp cận, thực hành kiến thức liên môn STEM của cả đội chỉ vỏn vẹn 4 tháng. Để vượt qua khó khăn ấy, mỗi ngày sau giờ học văn hóa trên lớp, cả đội dành ra các buổi trưa để học tập, thực hành. Mặc dù không ít lần bất đồng quan điểm khi đưa ra ý tưởng xây dựng đề tài, nhưng sau những cuộc thảo luận, cả đội lại rút ra kinh nghiệm, tiếp thu và làm tốt hơn.

Lê Ngọc Tường Vy (lớp 8A1, thành viên trong đội) chia sẻ đây là cơ hội giúp em và các bạn hiểu, gắn kết nhau hơn và học hỏi được nhiều điều. “Ngoài kiến thức về khoa học vũ trụ, chúng em vững hơn kỹ năng làm PowerPoint, thuyết trình bằng tiếng Anh, tự phân tích đề tài, chọn lọc thông tin, xây dựng kế hoạch để đạt mục tiêu. Đặc biệt, chúng em còn biết tự đánh giá năng lực bản thân đang ở đâu để cố gắng học tập, hoàn thiện hơn nữa”, Tường Vy nhấn mạnh.

Cô Nguyễn Thị Kiều (giáo viên huấn luyện của đội) cho biết khi tham gia cuộc thi, các em được học tập phương pháp STEM theo các bước: khám phá đề tài; cùng nhau thảo luận, phản biện để tìm ra ưu – nhược điểm để đưa ra giải pháp; kiểm tra, đánh giá, chọn ý tưởng tốt nhất; chế tạo mô hình; kiểm tra đánh giá, nâng cao; chia sẻ đến tất cả mọi người. Từ những hoạt động này, các em đã biết ứng dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán học, robotics vào giải quyết vấn đề về không gian vũ trụ. Các giải pháp hết sức sáng tạo, gần gũi thực tiễn, đáp ứng phương pháp giáo dục STEM cho học sinh mà ngành giáo dục đang hướng đến là tăng tính thực hành, ứng dụng.

Ngc Trinh

 

Bình luận (0)