Y tế - Văn hóaThư giãn

Cải lương truyền hình với khán giả nông thôn

Tạp Chí Giáo Dục

Cnh trong v ci lương kinh đin Đi cô Lu do các ngh sĩ tr biu din

Tôi nhớ ngày trước, nhà nội tôi chỉ có cái ti vi đen trắng 14 inch, thế mà tối thứ bảy nào cũng đông nghẹt người đến coi cải lương. Đó là thời hoàng kim của sân khấu cải lương (SKCL). Thật là thích thú khi ngồi trước màn ảnh nhỏ thưởng thức những vở như: Ngao Sò Ốc Hến, Tiếng hò sông Hậu, Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Tiếng trống Mê Linh, Bên cầu dệt lụa, Nữ tướng cờ đào, Áo cưới trước cổng chùa… Những vở diễn ấy đã thực sự bước ra ngoài cuộc sống, tồn tại trong trái tim của khán giả nông thôn, vốn là những khán giả rất trung thành với SKCL lại phải chịu nhiều thiệt thòi.

Hồi đó, khi xem xong một vở cải lương, bà con có thể kể vanh vách nội dung vở, còn phần nhân vật thì họ nhớ rõ như đã thuộc lòng. Có được điều đó là do tác giả đã khéo xây dựng cốt truyện và những nhân vật tuyệt vời. Thật là xúc động khi xem chương trình trên ti vi, thấy Thanh Kim Huệ hát ca cổ, bà con kêu lên: “Thị Hến kìa”, “gặp” Tuấn Thanh thì: “Anh Chơn kìa, còn chị Lài đâu chẳng thấy?”, coi Diệp Lang họ lại gọi là “Hội đồng Dư”. Còn những ai keo kiệt, bủn xỉn thì bị bà con gán cho cái tên “Trùm Sò”. Cả những câu nói của các nhân vật trong các vở cải lương cũng trở nên thông dụng trong giao tiếp của người dân như: “Thiệt chết còn sướng hơn” (trong vở Tiếng hò sông Hậu), “Tao đi ăn giỗ cả ngày nay có mệt mỏi gì đâu” (Ngao Sò Ốc Hến) hoặc “Tuy rượu quán nghèo nhưng nồng nàn hương vị…” (Bên cầu dệt lụa)… Có thể nói khán giả nông thôn rất dễ thương nhưng cũng rất khó tính. Xem vở hay họ nhắc hoài, còn vở dở thì đừng hòng họ xem lại lần thứ hai.

Còn bây giờ, khán giả nông thôn xem cải lương rất tức cười. Nhiều người bảo “cải lương bây giờ tuồng nào cũng như tuồng nào, tụi tui khó mà nhớ và phân biệt”.

Nhưng, nói đi thì cũng phải nói lại. Vì ở giai đoạn trước, khi cải lương sàn diễn còn cực thịnh, tuồng hát ngoài rạp vé bán chạy như tôm tươi thì cải lương truyền hình “mạnh” theo cũng là điều dễ hiểu. Còn bây giờ, trong khi các đoàn hát vẫn phải đốt đuốc đi tìm kịch bản hay, mà cải lương truyền hình vẫn còn tồn tại, còn thu hút được khán giả – dẫu không “vượng” như hồi xưa – nhưng đó cũng là nỗ lực lớn của những người thực hiện sân khấu truyền hình. Thời gian sau này, HTV cũng đã rất cố gắng khi dàn dựng lại một số vở cải lương ăn khách như: Cho rừng lại xanh, Công chúa Alysa, Khách sạn hào hoa, Ánh lửa rừng khuya… khán giả nông thôn xem tuy có thích nhưng họ cũng thấy còn “thiếu thiếu” một chút gì đó chứ không đủ “lửa” như thuở nào.

Nhà hát Truyền hình của VTV3 cùng đạo diễn Trần Ngọc Giàu đã dàn dựng lại một số kịch bản cải lương kinh điển phát sóng trực tiếp: Bên cầu dệt lụa, Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga, Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt… cũng tạo được sự chờ đợi với khán giả nông thôn. Trước ngày truyền hình phát sóng, họ cũng rất háo hức để xem nhưng xem rồi họ cũng quên ngay, những cái gọi là đọng lại sâu sắc  trong lòng họ dường như… không còn nữa. Cách đây không lâu, vào các tối thứ tư hàng tuần, HTV ưu tiên phát sóng chương trình Phim truyện cải lương với nhiều vở nổi tiếng như Nửa đời hương phấn, Hàn Mặc Tử, Tình cô gái Huế… Tuy nhiên, quanh đi quẩn lại cũng có bấy nhiêu nghệ sĩ, không có sự mới mẻ. Cách dàn dựng của những vở này dàn trải, quá hiện đại so với nội dung kịch bản vốn đã “nằm lòng” với những người mộ điệu nên khiến khán giả ngao ngán. Do đó, rất mong cải lương truyền hình ngày càng có những vở cải lương thu hút khán giả nông thôn như ngày nào…

Anh Tài (Bc Liêu)

 

Bình luận (0)