Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thi THPT quốc gia 2019: Môn lý: Không học vẹt, học thuộc lòng

Tạp Chí Giáo Dục

Phi nm chc kiến thc, công thc trong toàn b chương trình lp 12. Vi chương trình lp 10 và 11, nên h thng rõ ràng; đc bit chú ý nhng phn kiến thc có s liên thông c 3 chương trình.

Hc sinh lp 12A7 Trưng THPT Bùi Th Xuân trong gi hc môn lý

Đó là những chú ý được các giáo viên bộ môn đưa ra cho học sinh trong quá trình ôn tập môn lý. Theo đó, bí quyết để “cầm chắc điểm 5” đối với môn này là vững vàng kiến thức lớp 12.

Thy Nguyn Đc Cưng (giáo viên môn lý Trưng THPT Bùi Th Xuân, Q.1, TP.HCM): Tng hp kiến thc có liên thông gia 3 khi

Dựa vào đề minh họa của Bộ GD-ĐT, có thể thấy ở môn lý kiến thức đề cập đến cả 3 chương trình lớp 10, 11 và 12. Trong đó, kiến thức lớp 12 chiếm 70%, 30% còn lại là chương trình lớp 10, 11. Do đó, khi ôn tập, học sinh nên chú trọng kiến thức trong chương trình lớp 12 vì gần gũi với việc học của các em cũng như chiếm được nhiều điểm hơn.

Đối với kiến thức lớp 12, học sinh nên sử dụng phương pháp hệ thống lại lý thuyết, công thức trong toàn chương trình để có thể giải được những câu hỏi trắc nghiệm của chương trình lớp 12. Với những học sinh sử dụng môn lý làm tổ hợp xét tuyển ĐH thì trong chương trình lớp 12, các em cần phải chú ý đi sâu hơn về khối lượng kiến thức. Tuy nhiên cũng không nên tập trung vào một nhóm kiến thức nào mà có sự trải đều, chỉ là chú ý hơn trong 2 chương: Dao động cơ và Dòng điện xoay chiều do những phần này đề thi thường nhắc đến nhiều. Các câu hỏi mang tính phân loại học sinh, nâng cao trong đề cũng thường nằm trong chương trình lớp 12, rải rác ở nhiều chương nhưng tập trung sâu hơn vào chương Dòng điện xoay chiều. Ở dạng câu hỏi này, đôi khi các em phải sử dụng kiến thức của môn toán mới có thể giải được. Các bài toán thực tế trong đề chỉ chiếm từ 1-2 câu, không quá khó. Để làm được chỉ cần học sinh nắm kiến thức cơ bản, có tư duy.

Với chương trình lớp 10, 11, khi ôn tập, học sinh cũng nên tóm tắt, hệ thống lại toàn bộ lý thuyết, công thức trong cả 2 chương trình mà trọng tâm chủ yếu vẫn là những kiến thức cơ bản, không quá nâng cao. Theo đề minh họa, kiến thức lớp 10, 11 được đề cập thường dưới dạng lồng ghép cùng kiến thức lớp 12, ở mức vận dụng. Vì vậy, lời khuyên để các em dễ dàng và không bị quá tải trong quá trình ôn tập là nên tổng hợp những kiến thức, bài tập có sự liên thông giữa các khối. Ví dụ, phần Lực điện trường của chương trình lớp 11 lại liên quan đến phần Con lắc đơn trong chương trình lớp 12; phần Chuyển động thẳng đều ở lớp 10 được nhắc lại trong Sóng âm của lớp 12… Một điểm lưu ý là đối với kiến thức môn lý, các em không nên học vẹt, học thuộc lòng mà học phải hiểu để tránh mắc sai lầm khi áp dụng công thức vào giải bài tập cũng như phân biệt lý thuyết.

Ở môn lý, chỉ cần các em nắm vững kiến thức trong chương trình lớp 12 là có thể lấy được điểm 5. Nếu nắm thêm kiến thức tổng quát của lớp 10, 11 thì điểm 6, 7 là không khó kiếm. Còn để kiếm điểm cao hơn, đòi hỏi các em phải mở rộng thêm kiến thức bài tập ngoài SGK.

Cô Phm Thu Trang (T trưng T lý Trưng THPT Th Đc, Q.Th Đc, TP.HCM): Nm vng kiến thc cơ bn là đt đim trên trung bình

 môn lý, ch cn các em nm vng kiến thc trong chương trình lp 12 là có th ly đưc đim 5. Nếu nm thêm kiến thc tng quát ca lp 10, 11 thì đim 6, 7 là không khó kiếm.

Theo cấu trúc kiến thức của đề minh họa, với học sinh chọn bài thi khoa học tự nhiên nhưng không sử dụng môn lý để xét tuyển ĐH, muốn tốt nghiệp THPT các em phải đảm bảo tối thiểu 50-60% kiến thức tương đương đề minh họa. Với những học sinh sử dụng môn lý để làm tổ hợp xét tuyển ĐH thì khối lượng kiến thức các em phải đảm bảo lên đến 80% kiến thức tương đương đề minh họa. Cụ thể, trong khối lượng kiến thức lớp 12, các em cần hệ thống kiến thức cơ bản, quan trọng nhất trong toàn bộ chương trình, phân phối ôn tập trong từng chương cả về lý thuyết và công thức. Sau khi đã đảm bảo về phần kiến thức lý thuyết, các em hãy tập làm quen với các dạng đề tổng hợp ở mức cơ bản, vận dụng và vận dụng cao. Chú ý rằng trong chương trình lớp 12, nếu các em nắm được các kiến thức cơ bản trong SGK là đã đảm bảo điểm trên trung bình. Ngay cả với phần bài tập, các em cũng nên làm từ mức cơ bản, vận dụng đến vận dụng cao. Không nên quá chuyên sâu vào các bài tập nâng cao. Đặc biệt, với những học sinh khá, giỏi, các em càng phải lưu ý quy tắc này. Hãy đảm bảo rằng mình làm tốt các dạng kiến thức, bài tập cơ bản sau đó mới chú trọng đến nâng cao. Đừng ỷ mình học giỏi mà chỉ quan tâm đến các dạng bài tập khó, bởi sẽ dẫn đến hệ lụy là các em dễ mất điểm ở các dạng bài cơ bản. Ở chương trình lớp 12, các em cần đảm bảo kiến thức đồng đều trong các chương, chú trọng hơn với kiến thức ở chương I về Dao động cơ, chương III về Dòng điện xoay chiều, chương V về Sóng ánh sáng do những chương này có sự phân bố câu cao hơn.

Trong chương trình lớp 10, 11, do mức độ kiến thức của 2 chương trình này không nhiều trong đề minh họa nên khi ôn tập, các em không cần tập trung quá nhiều. Căn cứ theo đề minh họa, các em nên nghiêng về ôn tập kiến thức lớp 11 hơn lớp 10. Khi ôn phần kiến thức 2 chương trình này, các em nên hệ thống những kiến thức tương đồng với chương trình lớp 12 như: Điện (lớp 11) và Khúc xạ ánh sáng (lớp 12); Chuyển động cơ (lớp 10) với Dao động cơ (lớp 12)…

Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)