Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thi THPT quốc gia 2019: Môn địa: Tránh mất điểm ở phần thực hành

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các giáo viên b môn, đa lý rt d “ly đim” nếu hc sinh nm đưc nhng k năng cơ bn. Và đ xét tuyn vào ĐH, ngưi hc cn có s đào sâu kiến thc.

Hc sinh lp 12A1 Trưng THPT Lê Quý Đôn trong gi hc môn đa

+ Thy Lê Thanh Long (T trưng T đa lý Trưng THPT Phm Văn Sáng, huyn Hóc Môn, TP.HCM): Kiến thc “cũ” ch ôn theo dng tích hp

Dựa vào đề minh họa có thể nhận thấy kiến thức lớp 12 chiếm đa số trong cấu trúc đề, lên đến 90%. 10% còn lại là kiến thức lớp 11. Trong đó, lý thuyết là 67,5%, thực hành là 32,5%. Như vậy, nhận định là học sinh nên tập trung ôn tập kiến thức lớp 12. Cụ thể, với kiến thức lớp 12, phần lý thuyết học sinh nên nắm các kiến thức cơ bản, vẽ sơ đồ tư duy theo từng bài, lưu ý những phần kiến thức như Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Địa lý các ngành kinh tế, Địa lý các vùng kinh tế và Địa lý biển đảo. Các dạng câu hỏi nâng cao trong phần này thường tập trung vào kiến thức Địa lý các vùng kinh tế và Địa lý các ngành kinh tế. Ở phần thực hành, sẽ kiểm tra học sinh các kiến thức về đọc Atllat, bảng số liệu và biểu đồ mà trong đó chủ yếu là đọc Atlat và bảng số liệu. Các câu hỏi Atlat thường ra dưới dạng nhận biết, học sinh chỉ cần nắm được kỹ năng đọc Atlat là làm được. Tuy nhiên, trong phần này cũng sẽ có những câu thông hiểu, đòi hỏi sự tính toán dựa trên Atlat. Với phần bảng số liệu, biểu đồ đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức mà còn phải có kỹ năng nhận diện câu hỏi, nhận diện các loại biểu đồ. Đây là phần kiến thức nhẹ nhàng, khá dễ kiếm điểm. Do đó, các em cần phải nắm thật chắc kiến thức, tránh sự sai sót, nhầm lẫn khi làm bài.

Trong đ thưng có dng câu hi ph đnh, yêu cu hc sinh tìm ra đáp án sai gia các đáp án đúng. Dng câu hi này hc sinh thưng d nhm ln nếu không đc k đ.

Theo đề minh họa, kiến thức lớp 11 tập trung vào Đông Nam Á, ở mức độ nhận biết. Tuy nhiên, khi ra đề thường các kiến thức “cũ” sẽ không ra dưới dạng rạch ròi mà được lồng ghép giữa các phần kiến thức với nhau. Vì thế, trong quá trình ôn tập, người học nên hệ thống lại các kiến thức trong cả 3 chương trình lớp 10, 11 và 12 để có sự so sánh, đối chiếu. Lưu ý, kiến thức lớp 10, 11 chỉ ôn ở mức cơ bản.

Các câu hỏi mang tính thực tế trong đề cũng được đề cập khá nhiều, thường là trong các câu hỏi về kiến thức kinh tế, vùng kinh tế, biển đảo, môi trường và đều là những số liệu khá mới. Đây cũng là điều lưu ý với học sinh khi ôn tập, nhất là các học sinh sử dụng môn địa làm tổ hợp xét ĐH, cần phải mở rộng thêm kiến thức.

Đặc biệt, trong đề thường có dạng câu hỏi phủ định, yêu cầu học sinh tìm ra đáp án sai giữa các đáp án đúng. Dạng câu hỏi này học sinh thường dễ nhầm lẫn nếu không đọc kỹ đề. Cùng với đó, các câu đưa ra yếu tố nguyên nhân cũng thường chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là các câu vận dụng, học sinh phải nắm chắc kiến thức kết hợp cùng với suy luận, tư duy.

+ Cô Lê Th Nga (T trưng T đa lý Trưng THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM): Dùng sơ đ tư duy cho tng mng kiến thc

Xét về cấu trúc chung, đề minh họa chỉ có kiến thức lớp 12 và 11. Trong đó chủ yếu là kiến thức lớp 12. Vì vậy, để tốt nghiệp, học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức lớp 12 ở mức độ cơ bản. Còn với mục đích xét tuyển ĐH, các em nên bổ sung thêm kiến thức lớp 11 và 10. Cụ thể, kiến thức lớp 12 sẽ gồm 2 phần là lý thuyết và thực hành. Ở phần lý thuyết, các em nên sử dụng sơ đồ tư duy ôn theo từng mảng kiến thức về Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Địa lý các ngành kinh tế, Địa lý các vùng kinh tế. Và nắm các kiến thức này ở mức độ cơ bản: đặc điểm tự nhiên của Việt Nam, đặc điểm dân số, sự phân bố dân cư, lao động việc làm, đặc điểm đô thị hóa. Riêng về Địa lý các ngành kinh tế, chủ yếu đọc Atlat, đối với Địa lý các vùng kinh tế thì nắm thế mạnh phát triển của mỗi vùng.

Ở phần thực hành, kiến thức sẽ đề cập đến biểu đồ, nhận xét bảng số liệu và đọc Atlat. Đây là phần kiến thức không quá khó nhưng để làm được học sinh cần có kỹ năng: Nắm chắc dấu hiệu nhận dạng của 5 dạng biểu đồ về từ khóa, số năm trong bảng số liệu, đơn vị của bảng số liệu để xây dựng biểu đồ; đối với đọc Atlat, nắm được ký hiệu chung (trong trang 3), dựa vào yêu cầu của câu hỏi để lật trang phù hợp. Đồng thời biết cách chồng ghép bản đồ theo yêu cầu. Ví dụ: nếu là tỉnh thì chồng trang 4 và 5 (hoặc trang 26, 29), với vùng kinh tế là trang 17; về nhận xét bảng số liệu, học sinh cần phải đọc, phân tích, loại trừ từng lựa chọn trong đáp án.

Tự giải tỏa áp lực và học theo sơ đồ tư duy

Đó là lời khuyên của chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo (giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) đối với tất cả học sinh khi đề cập đến áp lực học tập trước ngày thi THPT quốc gia 2019. Theo bà Thảo, để giúp kỳ thi THPT quốc gia thành công, học sinh phải có một sức khỏe tốt. Theo đó, các em cần phân bố các bữa ăn (sáng, chiều, tối) cho hợp lý, tránh trường hợp ăn quá no. Đặc biệt, trong mâm cơm phải có chất đạm, sắt, vitamin… để cơ thể hấp thu đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, học sinh cũng hết sức quan tâm đến giấc ngủ của mình, nhất là những ngày cận thi. “Chúng ta nên ngủ sớm, thức sớm kết hợp với việc vận động phù hợp bằng những trò chơi nhẹ, tránh những trò chơi bạo lực, có tính chất gây sát thương, ảnh hưởng đến việc thi cử” , bà Thảo lưu ý.

“Ngoài ra, bản thân mỗi học sinh tự vạch ra cho mình một kế hoạch học tập hợp lý. Tránh học theo kiểu nhồi nhét kiến thức, học vẹt. Tốt nhất là học theo sơ đồ tư duy để nhớ lâu hơn, nắm vững kiến thức hơn. Nên ưu tiên học những môn thuộc sở trường của mình trước, còn những môn khó học sau, học từ từ, chậm mà chắc. Trong 2 ngày trước khi thi, học sinh nên dừng việc học tập lại để tự xả stress bằng cách giao lưu, nói chuyện với bạn bè, hoặc tham gia một số trò chơi nhẹ để đầu óc được thoải mái, sẵn sàng… ra trận”, bà Thảo khuyên. Và cuối cùng là nắm vững quy chế thi. Theo bà Thảo, quy chế thi vô cùng quan trọng. Do đó, chúng ta phải hết sức lắng nghe, chú ý giám thị coi thi nhắc nhở, chỉ dẫn. Bởi khi nắm được những điều quan trọng này, các em sẽ cảm thấy tự tin, bản lĩnh và chiến thắng.

K.Khánh

Với kiến thức lớp 11, học sinh chú ý về Đông Nam Á, nắm vững các kiến thức cơ bản: vị trí Đông Nam Á, những nét khái quát chính về dân số, diện tích, đặc điểm phát triển kinh tế của Đông Nam Á, ASEAN. Đảm bảo được khối lượng kiến thức ôn tập như trên đã đủ để các em lấy điểm 5.

Đối với học sinh chọn môn địa làm tổ hợp xét tuyển ĐH, ngoài việc đảm bảo ôn tập lượng kiến thức cơ bản như trên, các em cần phải có sự triển khai sâu hơn trong từng mảng kiến thức, thông hiểu và vận dụng liên hệ thực tế. Trong đó, nên có sự so sánh, đánh giá về những thuận lợi, khó khăn, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế đối với một vùng cụ thể. So sánh, đánh giá kiến thức theo từng chủ đề như cây lương thực với cây công nghiệp, chăn nuôi và thủy điện, du lịch và kinh tế biển… Đồng thời chú ý đến các kiến thức thực tế có thể đề cập trong đề: lao động việc làm, chủ quyền lãnh thổ, ảnh hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu… Ngoài ra, đối tượng học sinh này cũng nên có sự tích hợp thêm kiến thức trong chương trình lớp 10, nhấn mạnh vào kiến thức về dân số, địa lý các ngành kinh tế.

Q.Long (ghi)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)